Nhà đất là loại tài sản mà bất cứ ai cũng rất cân nhắc khi mua. Nhưng
đôi khi vì một lý do nào đó mà nhiều người vẫn phải chấp nhận việc mua nhà chỉ
qua giấy tay. Và nếu dẫn tới tranh chấp đến mức phải ra tòa, rất có thể người
mua phải ra về tay trắng.
Cảnh giác với lòng tin
Lòng tin giữa người mua và kẻ bán là cơ sở của việc mua bán
nhà đất bằng giấy tay, một kiểu mua bán nhà đất khá phổ biến lâu nay. Nhưng
hình thức mua bán này đang ngày càng tăng mức độ rủi ro với bằng chứng là hàng
loạt vụ lừa đảo diễn ra gần đây. Vì vậy khi mua đất bằng giấy viết tay, bạn nên
cảnh giác một cách tuyệt đối để tránh những rủi ro dưới đây.
Sự thật khi mua nhà đất bằng tay
Thứ nhất, khi xảy ra tranh chấp đến mức ra tòa, tòa chắc chắn
sẽ tuyên hợp đồng mua bán nhà đất của hai bên là vô hiệu, người mua trả lại nhà
đất, người bán trả lại tiền. Những trường hợp mua bán trao tay không hiếm và
khi ra toà, người mua vẫn luôn ở thế yếu. Thực tế, nhiều vụ khi bản án đã có hiệu
lực, người mua phải trả lại nhà đất nhưng nếu họ không tự nguyện, còn bị cưỡng
chế thi hành án và phải trả các khoản chi phí phục vụ cho việc cưỡng chế.
Thứ hai, nếu người dân ít hiểu biết hoặc chủ quan thì việc
mua bán trao tay rất dễ “dính” vào hiện tượng lừa đảo diễn ra ngày càng nghiêm
trọng. Chẳng hạn: một mảnh đất, một ngôi nhà có thể bị bán cho nhiều người.Thứ
ba, những căn nhà có giá vừa phải, phù hợp với nhu cầu của người có nhu nhập thấp
thường rơi vào trường hợp mua bán bằng giấy tay. Và việc mua bất động sản không
có giấy chứng nhận chủ quyền tất yếu phải đánh đổi bằng những rủi ro, điển hình
là nếu đất đai nằm trong diện giải tỏa, quy hoạch.
Thứ ba, người dân mua nhà giấy tay, nhất là mua phải đất lấn
chiếm kênh rạch, lấn chiếm đất công… thì con đường hợp thức hóa nhà đất sẽ rơi vào
ngõ cụt.
Thứ tư, những căn nhà chỉ có hợp đồng mua bán giấy tay thì nếu
có cải tạo, sửa chữa, xây mới cũng là không phép, nếu chính quyền phát hiện ra
sẽ buộc phải tháo dỡ. Hơn nữa, do nhà đất không có sổ hồng/sổ đỏ, nên không thể
thế chấp để vay vốn ngân hàng, giảm sự linh hoạt, hiệu quả trong việc sử dụng
tài sản.
Những rủi ro khi mua đất bằng giấy tay
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, với một số tài sản phải
đăng ký quyền sở hữu như nhà ở, ô tô, xe máy thì việc chuyển nhượng phải lập
thành văn bản, phải được công chứng. Còn theo quy định tại Điều 35 Luật Công chứng,
Phòng công chứng chỉ chứng nhận hợp đồng mua bán nhà đất khi đã được cấp Giấy
chứng nhận quyền sở hữu. Do đó, khi mua đất bằng giấy viết tay, bạn không thể
đăng ký quyền chuyển nhượng đất.
Đặc biệt, khi có tranh chấp xẩy ra thì việc mua bán đất viết
tay sẽ không có hiệu lực.
Rủi ro gặp phải khi mua đất bằng giấy tay tiếp theo là mảnh
đất không được cấp quyền sử dụng nên tiềm ẩn rất nhiều bất trắc.
Làm sao để hạn chế tối đa rủi ro mua đất bằng giất tay gặp phải?
Bạn hãy tiến hành tìm hiểu xem đất chuẩn bị mua có phải là đất
thổ cư hay không, có nằm trong diện tích đất lấn chiếm không, có nằm trong quy
hoạch không? Hiện tại đất có tranh chấp gì không?
Để có thể xác thực những thông tin về đất trên, các bạn có
thể tìm hiểu qua bộ phận địa chính của UBND xã, phường nơi có nhà đất.
>> Chắc hẳn nhiều người đang có thắc mắc: Mua nhà giấy tay có sao không?
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên kiểm tra giấy tờ tùy thân của
bên bán. Trường hợp bên bán có cả vợ và chồng thì khi tham gia ký kết phải có sự
đồng thuận của cả hai người. Bạn nên yêu cầu người bán giao bản chính về các
thông tin liên quan đến mảnh đất, hợp đồng mua bán cần có người làm chứng và việc
thanh toán nên thực hiện thông qua ngân hàng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét