Bạn đang dự định làm móng băng cho công trình xây dựng của
mình nhưng phân vân không biết quá trình thi công móng băng thế nào để đảm bảo
chất lượng cũng như khả năng chịu lực và sự chắc chắn của công trình. Để giúp bạn
hiểu rõ hơn về loại móng thường được sử dụng trong quá trình thi công, xây dựng
nhà ở, biệt thự, nhà phố này hãy cùng KTV tham khảo một vài thông tin về móng
băng ngay sau đây nhé.
Khái niệm móng băng
Móng băng là loại móng thường có dạng một dải dài, có thể độc
lập (hoặc giao nhau theo hình chữ thập), được dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của
tòa nhà.
Tùy thuộc vào địa hình, diện tích cũng như độ cứng, độ lún của
đất mà chúng ta quyết định sử dụng loại móng băng phù hợp, để đảm bảo độ an
toàn cho công trình.
Móng thuộc loại móng nông, là những móng xây trên hố đào trần,
sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2 đến 2,5m.
So với các loại móng khác như móng cọc, móng bè thì móng
băng được sử dụng khá phổ biến vì biện pháp thi công khá đơn giản, độ lún đều
hơn và tiết kiệm chi phí. Nhưng khi xây nhà cần lưu ý lựa chọn móng băng một
cách hợp lí, tiêu chuẩn móng băng phù hợp với chiều rộng <1,5m, nếu cấu tạo
sai lệch có thể dẫn tới lún nhiều hơn móng đơn.
Cấu tạo móng băng
Móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục
liên kết móng thành một khối dầm móng.
- Lớp bê tông lót dày 100mm.
- Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).
- Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-800) (mm).
- Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
- Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
Tham khảo thêm: Cách làm – thi công móng băng
Ưu và nhược điểm của móng băng
Ưu điểm: Cũng như các loại móng khác, móng băng giúp cho sự
liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Ngoài ra, loại
móng này còn có tác dụng giảm áp lực đáy móng; Giúp cho việc truyền tải trọng
lượng công trình xuống phía dưới được đều hơn. Với công trình từ 3 tầng trở lên
người ta hay dùng móng băng.
Nhược điểm:Chiều sâu của móng băng nhỏ nên tính ổn định, chống
lật, chống trượt của móng kém. Lớp đất bề mặt có sức chịu tải kém, ảnh hưởng đến
sức chịu tải chung của nền móng.
Người ta không dùng móng băng trên các nền đất có địa chất xấu,
yếu, nhiều bùn hoặc không ổn định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét