Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Các thủ tục xin cấp phép xây dựng trước khi xây nhà


Khi bắt đầu xây dựng một ngồi nhà, ngoài việc lựa chọn công ty xây dựng và phát thảo ý tưởng nhu cầu sử dụng của gia đình thì giấy phép xây dựng là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng hàng đầu. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. Dựa trên cở sở giấy phép xây dựng từ đó kiến trúc sư mới có thể lên phương án theo các hạng mục được quy định tại các điều khoản chung của khu vực hiện hành. Vậy giấy phép xây dựng cần những giấy tờ nào? Thời gian để có giấy phép xây dựng là bao lâu? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng? là những câu hỏi mà gia chủ đang trăn trở. Hy vọng những chia sẽ dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm để chuẩn bị hành trang trong công việc xây dựng ngôi nhà tương lai của mình nhé.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng nhà ở năm 2020

1/ Để được cấp giấy phép xây dựng cần phải có những loại giấy tờ nào?

Người xin cấp giấy phép xây dựng (gọi là chủ đầu tư) phải có một trong những loại giấy tờ sau:
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu làm nhà trên nền đất trống.
  • Giấy chủ quyền nhà, nếu làm nhà trên nền nhà cũ.
  • Tờ lệ phí trước bạ
  • Chứng minh nhân dân của chủ sở hữu
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp.
  • Giấy tờ thừa kế nhà, đất được UBND phường xã xác nhận về thừa kế, không có tranh chấp. Các loại giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở theo quyết định của UBND TP.

2/ Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới nhà ở được quy định như thế nào?

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới được lập thành 3 bộ và nộp tại UBND quận, huyện gồm:
  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ đầu tư đứng tên.
  • Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo bản trích lục bản đồ đất hoặc trích đo trên thực địa xác định sơ đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng quy định địa chính.
  • Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp)
  • Hồ sơ thiết kế gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-1/500, sơ đồ vị trí công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, sơ đồ cấp thoát nước, điện. (Liên hệ với các công ty hoặc cá nhân thiết kế để có được bộ hồ sơ này. Chi phí tuỳ theo thoả thuận)


3/ Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép xây dựng? thời gian cấp phép xây dựng là bao lâu?

  • Chủ tịch UBND quận, huyện cấp phép xây dựng nhà ở và các công trình có diện tích sàn đến 1000m2 hoặc kinh phí đầu tư đến 2 tỷ đồng, các công trình lớn hơn do Thành Phố cấp phép.
  • Thời gian cấp phép xây dựng tối đa là 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau 30 ngày nếu không có [giấy phép hoặc ý kiến từ chối của cơ quan cấp phép] thì người xin cấp phép làm đơn báo UBND cấp phường và được quyền khởi công xây dựng không cần giấy phép.

4/ Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện, từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
  • Bước 2: Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp nhận kiểm tra hồ sơ


+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp biên nhận hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ
  • Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
+ Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
  • Bước 4:

+ Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, Ủy ban nhân dân quận huyện có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
+ Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về n hững nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
  • Bước 5: Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì Ủy ban nhân dân quận, huyện phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định, Ủy ban nhân dân quận, huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.
  • Bước 6: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

5/ Xin gia hạn giấy phép xây dựng, thời gian gia hạn bao lâu?

  • Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi có giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin cấp phép xin được gia hạn, thời gian được gia hạn thêm là 12 tháng.
  • Hồ sơ xin gia hạn gồm: đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng (theo mẫu), bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp. Thời gian cấp giấy phép gia hạn là 10 ngày.


6/ Xin phép sửa chữa, cải tạo, mở rộng nhà ở riêng lẻ của tư nhân.

Hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa được lập thành 3 bộ và nộp tại UBND quận, huyện gồm:
  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ đầu tư đứng tên.
  • Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, và quyền sở hữu nhà (nếu có) kèm theo bản trích lục bản đồ đất hoặc trích đo trên thực địa xác định sơ đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng quy định địa chính.
  • Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp)
  • Hồ sơ thiết kế gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-1/500, sơ đồ vị trí công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, sơ đồ cấp thoát nước, điện. (Liên hệ với các công ty hoặc cá nhân thiết kế để có được bộ hồ sơ này. Chi phí tuỳ theo thoả thuận)
  • Ảnh chụp mặt chính căn nhà xin sửa chữa và 2 căn liên kế 2 bên (khổ 9×12)
  • Hồ sơ khảo sát hiện trạng móng (xác định khả năng nâng tầng và biện pháp gia cố) của tổ chức tư vấn có pháp nhân (trường hợp có nâng tầng) (Chi phí tuỳ theo thoả thuận)

Google Account Video Purchases Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét