100+ Mẫu thiết kế nhà đẹp bạn không nên bỏ qua

Cập nhật những tin tức mẫu thiết kế nhà ở đẹp có giá rẻ tại Việt Nam. Các hình ảnh kiểu nhà nhỏ xinh 1, 2, 3, 4 tầng kiến trúc mới được tin dùng.

100+ Xu hướng nội ngoại thất nổi bật nhất năm

Mọi thông tin về lĩnh vực Nội - Ngoại thất nhà ở, văn phòng, công trình. ... có sức mạnh biến đổi hoàn toàn cả không gian, mang đến hơi thở mới cho căn phòng.

Bí quyết phong thủy giúp gia đình ngày càng giàu có, thịnh vượng

Những ứng dụng phong thủy trong đời sống, thuật phong thủy của người Việt trong nhà ở và kinh doanh và cải vận phong thủy cho bạn.

Tổng hợp kiến thức nên có trong nghề môi giới bất động sản

Kiến thức tổng hợp dành từ các nhà môi giới bất động sản, môi giới nhà đất chuyên nghiệp tại Blog Nhà Đất Mới 24h.

Cung cấp đầu mối nhà ở cho hàng triệu gia đình việt

Thay vì phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để tìm một căn nhà hoàn hảo mà chưa chắc vừa ý, tại sao không tự khám phá địa chỉ cung cấp đầu mối nhà ở cho hàng triệu gia đình Việt.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

Mẹo tính tuổi đông tứ mệnh và tây tứ mệnh


Bộ môn Bát trạch trong phong thủy nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi của gia chủ và hướng nhà thì con người phân ra hai nhóm: Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh; đất đai cũng có hai loại là Đông tứ trạch và Tây tứ trạch.
Dựa vào năm sinh dương lịch, phong thủy bát trạch cũng chia con người thành 8 phi cung là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Những người thuộc bốn phi cung Khảm, Chấn, Tốn, Ly thuộc Đông tứ mệnh. Đi cùng bốn cung này là hợp với kiểu nhà Đông tứ trạch bao gồm bốn hướng: Đông, Đông Nam, Bắc, Nam. Bốn phi cung còn lại là Càn, Cấn, Khôn, Đoài thuộc Tây tứ mệnh. Bốn hướng: Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc và chính Tây phù hợp với hướng nhà người Tây tứ mệnh.
Ngoài ra, phong thủy cũng hướng dẫn, những người thuộc nhóm nào làm nhà nên theo trạch đó thì hướng bếp, hướng ban thờ, hướng giường ngủ của người Đông hay Tây tứ mệnh cũng nên quay về một trong bốn hướng trên.

Muốn vận dụng phong thủy ứng dụng trong nhà mình hoặc căn hộ của mình thuộc chung cư dù cao tầng, điều đầu tiên cần phải biết mệnh trạch của mỗi người như là người ta phải biết nhóm máu của mình khi truyền hoặc cho máu.
Tham khảo thêmCách tính mệnh đơn giản theo năm sinh dựa trên Thiên Can, Địa Chi

Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch?

Mỗi năm sinh ra người ta xác định ứng với một “mệnh trạch”. Theo bát quái và cửu cung trong kinh dịch thì Đông Tứ Trạch ứng với số hóa là 1, 3, 4, 9 và Tây Tứ Trạch ứng với số 2, 6, 7, 8. Số 5 thì nam sẽ quy ra số 2 còn nữ sẽ quy ra số 8.
Có cách tính nhẩm như sau: Lấy 2 số cuối của năm sinh dương lịch tương ứng với năm âm lịch nếu sinh từ năm 1900 đến 1999 (sinh ngày 3-2-1945 vẫn thuộc năm Giáp Thân ứng với năm 1944 nên khi tính mệnh trạch của người này thì phải theo số năm 1944 mới đúng ứng với năm sinh thuộc năm Giáp Thân, còn sinh ngày 13-2-1945 thì đúng là năm Ất Dậu rồi nên lấy số năm 1945 để tính mệnh trạch). Nếu sinh trước năm 1900 hoặc từ năm 2000 về sau thì phải có cách tính nhẩm khác.
Cách tính nhẩm đó như sau: Sinh năm 1931 thì lấy 2 số cuối là 31, đem 3+1 = 4 rồi nam thì lấy số 10 trừ số 4 được số 6 và 6 thuộc Tây Tứ Trạch đã ghi ở trên; nữ thì lấy số 5 cộng với số 4 vừa tính trên, ta được 4 + 5 = 9 và 9 thuộc Đông Tứ trạch; xét ví dụ khác: Sinh năm 1944, lấy 2 số cuối là 44, tính 4+4 = 8. Nam thì lấy 10 – 8 = 2 thuộc Tây Tứ Trạch còn nữ thì lấy 5 + 8 = 13, ta lại cộng tiếp theo số 13 sẽ được 1 + 3 = 4. Số 4 thuộc Đông Tứ Trạch. Cứ tính như vậy sẽ biết nam sinh năm 1930, 1935, 1938, 1941, 1947, thuộc Tây Tứ Trạch còn nữ thì sinh năm 1930 thuộc Tây Tứ Trạch, sinh năm 1935 thuộc Đông Tứ Trạch…
Chú ý: Với những người sinh từ năm 2000 trở đi, bước 3 thực hiện như sau:
- Nam: Lấy 9 trừ đi số vừa tìm được.
- Nữ: Lấy 6 cộng với số vừa tìm được.

Khi xét nhà có phù hợp mệnh trạch không thì người ta quy ước xét theo nam nếu có cả 2 vợ chồng làm chủ căn hộ.
Người ta quy ước cách tính hướng nhà xem có phù hợp với mệnh trạch không thì người ta đứng ở tâm nhà nhìn ra tâm của cửa ra vào nhà rồi dùng địa bàn xem đó là hướng gì? Người Đông Tứ Trạch thì có 4 hướng tốt đúng mệnh trạch của mình là hướng Bắc, Nam, Đông, Đông Nam; Còn người Tây Tứ Trạch có 4 hướng tốt là hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Nếu chưa phù hợp sẽ có cách hóa giải như: Bàn thờ tổ tiên nên bố trí ở vị trí tốt và các cụ được thờ cúng nhìn ra hướng tốt so với mệnh trạch của mình, ít nhất cũng phải nhìn ra hướng tốt của chủ nhà.
Buồng ngủ nếu có điều kiện cũng nên như vậy và nên bố trí hoặc khi ngủ nằm theo hướng Bắc Nam là hướng của từ trường trái đất tốt cho tuần hoàn máu khi ngủ và không nên bố trí gương chiếu vào giường ngủ vì nó phản chiếu cả luồng khí không phù hợp vào người mình, nếu không thay được thì khi ngủ phải che kín gương đó.
Nếu có điều kiện thì người ta bố trí bếp ở vị trí xấu nhưng cửa bếp nhìn ra hướng tốt nghĩa là người đứng đun nấu quay lưng ra hướng tốt của chủ nhà.
Nhà vệ sinh cũng nên bố trí ở vị trí xấu nhưng cửa ra vào nhà vệ sinh nên nhìn ra hướng tốt của chủ nhà.
Nếu hướng nhà đứng từ tâm nhà nhìn ra tâm cửa ra vào không phù hợp thì người ta có cách hóa giải là chấn trạch bằng gương bát quái phù hợp với mệnh trạch của chủ nhà cùng một số giải pháp của người am hiểu phong thủy giúp đỡ.

Phạm hoang ốc có xây nhà được không?


Phạm hoang ốc có xây nhà được không? Đây là câu hỏi của khá nhiều gia chủ. Hoang ốc có nghĩa là ngôi nhà hoang, người xưa quan niệm rằng, nếu như nhà phạm phải hoang ốc thì sẽ không được may mắn, công việc làm ăn, sức khỏe bị giảm sút.

Xây nhà là một việc quan trọng trong đời của mỗi người, vượng khí nhà tốt sẽ giúp gia chủ luôn vui vẻ, hạnh phúc, thành công còn nếu xấu sẽ khiến gặp nhiều khó khăn, trắc trở chính vì thế mà trước khi xây nhà người ta thường xem xét rất kỹ lưỡng từ hướng nhà, thời gian xây nhà… như thế nào hợp mệnh, tuổi nhất. Khi xây nhà, nếu chọn không đúng thời gian, năm hợp mệnh, tuổi của gia chủ thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh sống sau này, và người ta gọi điều này là hoang ốc.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm: Hạn hoang ốc là gì?

PHẠM HOANG ỐC CÓ XÂY ĐƯỢC NHÀ KHÔNG?

Dựa vào cách tính tuổi, hạn thì tuổi sẽ phạm vào hạn được chia làm 6 cung, trong số đó thì có 3 cung xấu nhưng cũng có 3 cung tốt. Cụ thể:
  • Nhất cái: đây là cung tốt sẽ giúp gia chủ có cốn an cư lạc nghiệp, công việc được hành thông, thuận lợi.
  • Nhì nghi: là cung tốt giúp gia chủ hưng vượng, phát tài, giàu có.
  • Tam địa sát: đây là cung xấu nếu làm nhà phạm phải cung này gia chủ sẽ dễ mắc bệnh tật khó chữa.
  • Tứ tần tài: đây là cung tốt giúp gia chủ làm ăn tốt, nhiều phúc lộc về sau.
  • Ngũ thọ tử: là cung xấy sẽ làm chia rẽ những thành viên trong nhà lâm cảnh ly biệt.
  • Lục hoang ốc: là cung xấu khi làm nhà phạm cung này sẽ khó mà thành đạt, gặp khó khăn, trắc trở.


Như trên ta có thể kết luận được rằng khi làm nhà thì tuổi gia chủ tuyệt đối không được phạm vào những cung xấu là tam địa sát, ngũ thọ tử và lục hoang ốc nó sẽ khiến cho bạn không được may mắn, thuận lợi, hay bị đau ốm hay gia đình lục đục, con cái hư hỏng…
Tuy nhiên bạn cũng yên tâm, nếu như phạm phải hoang ốc thì không phải là không thể xây được vì nó vẫn có cách hóa giải. Nên với câu hỏi phạm hoang ốc có xây nhà được không? Thì câu trả lời của GXD là có nếu như bạn biết cách hóa giải nó nhé.

HÓA GIẢI HOANG ỐC NHƯ THẾ NÀO ĐỂ GIA CHỦ LUÔN GẶP MAY MẮN

Nếu trường hợp bắt buộc phải xây nhà vào những năm mà phạm vào hoang ốc thì hãy hóa giải nó nhé. Trước khi bắt đầu khởi công thì cần chọn ngày, tháng lành để động thổ, hay nhập trạch, việc làm này sẽ phần nào áp bớt đi những điềm xấu khi phạm hoang ốc.

Tuy nhiên nên nhớ là khi nhập trạch thì sẽ không lấy tuổi  của gia chủ phạm hoang ốc mà hãy nhờ tuổi của người khác để cho họ bước vào nhà trước, như thế sẽ may mắn hơn. Ngoài ra thì bạn cũng có thể mượn tuổi để xây nhà, động thổ hay tiến hành những công việc khác rồi sau đó xây dựng bình thường.
Vậy với câu hỏi phạm hoang ốc có xây nhà được không? Thì câu trả lời là không nên, nhưng nếu trong trường hợp bắt buộc thì vẫn có thể dùng được nhé.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Các thủ tục xin cấp phép xây dựng trước khi xây nhà


Khi bắt đầu xây dựng một ngồi nhà, ngoài việc lựa chọn công ty xây dựng và phát thảo ý tưởng nhu cầu sử dụng của gia đình thì giấy phép xây dựng là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng hàng đầu. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. Dựa trên cở sở giấy phép xây dựng từ đó kiến trúc sư mới có thể lên phương án theo các hạng mục được quy định tại các điều khoản chung của khu vực hiện hành. Vậy giấy phép xây dựng cần những giấy tờ nào? Thời gian để có giấy phép xây dựng là bao lâu? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng? là những câu hỏi mà gia chủ đang trăn trở. Hy vọng những chia sẽ dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm để chuẩn bị hành trang trong công việc xây dựng ngôi nhà tương lai của mình nhé.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng nhà ở năm 2020

1/ Để được cấp giấy phép xây dựng cần phải có những loại giấy tờ nào?

Người xin cấp giấy phép xây dựng (gọi là chủ đầu tư) phải có một trong những loại giấy tờ sau:
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu làm nhà trên nền đất trống.
  • Giấy chủ quyền nhà, nếu làm nhà trên nền nhà cũ.
  • Tờ lệ phí trước bạ
  • Chứng minh nhân dân của chủ sở hữu
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp.
  • Giấy tờ thừa kế nhà, đất được UBND phường xã xác nhận về thừa kế, không có tranh chấp. Các loại giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở theo quyết định của UBND TP.

2/ Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới nhà ở được quy định như thế nào?

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới được lập thành 3 bộ và nộp tại UBND quận, huyện gồm:
  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ đầu tư đứng tên.
  • Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo bản trích lục bản đồ đất hoặc trích đo trên thực địa xác định sơ đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng quy định địa chính.
  • Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp)
  • Hồ sơ thiết kế gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-1/500, sơ đồ vị trí công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, sơ đồ cấp thoát nước, điện. (Liên hệ với các công ty hoặc cá nhân thiết kế để có được bộ hồ sơ này. Chi phí tuỳ theo thoả thuận)


3/ Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép xây dựng? thời gian cấp phép xây dựng là bao lâu?

  • Chủ tịch UBND quận, huyện cấp phép xây dựng nhà ở và các công trình có diện tích sàn đến 1000m2 hoặc kinh phí đầu tư đến 2 tỷ đồng, các công trình lớn hơn do Thành Phố cấp phép.
  • Thời gian cấp phép xây dựng tối đa là 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau 30 ngày nếu không có [giấy phép hoặc ý kiến từ chối của cơ quan cấp phép] thì người xin cấp phép làm đơn báo UBND cấp phường và được quyền khởi công xây dựng không cần giấy phép.

4/ Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện, từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
  • Bước 2: Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp nhận kiểm tra hồ sơ


+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp biên nhận hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ
  • Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
+ Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
  • Bước 4:

+ Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, Ủy ban nhân dân quận huyện có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
+ Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về n hững nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
  • Bước 5: Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì Ủy ban nhân dân quận, huyện phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định, Ủy ban nhân dân quận, huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.
  • Bước 6: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

5/ Xin gia hạn giấy phép xây dựng, thời gian gia hạn bao lâu?

  • Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi có giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin cấp phép xin được gia hạn, thời gian được gia hạn thêm là 12 tháng.
  • Hồ sơ xin gia hạn gồm: đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng (theo mẫu), bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp. Thời gian cấp giấy phép gia hạn là 10 ngày.


6/ Xin phép sửa chữa, cải tạo, mở rộng nhà ở riêng lẻ của tư nhân.

Hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa được lập thành 3 bộ và nộp tại UBND quận, huyện gồm:
  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ đầu tư đứng tên.
  • Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, và quyền sở hữu nhà (nếu có) kèm theo bản trích lục bản đồ đất hoặc trích đo trên thực địa xác định sơ đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng quy định địa chính.
  • Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp)
  • Hồ sơ thiết kế gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-1/500, sơ đồ vị trí công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, sơ đồ cấp thoát nước, điện. (Liên hệ với các công ty hoặc cá nhân thiết kế để có được bộ hồ sơ này. Chi phí tuỳ theo thoả thuận)
  • Ảnh chụp mặt chính căn nhà xin sửa chữa và 2 căn liên kế 2 bên (khổ 9×12)
  • Hồ sơ khảo sát hiện trạng móng (xác định khả năng nâng tầng và biện pháp gia cố) của tổ chức tư vấn có pháp nhân (trường hợp có nâng tầng) (Chi phí tuỳ theo thoả thuận)

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

5 điều tối kỵ khi bố trí phong thủy phòng làm việc lãnh đạo


Khi bố trí phòng làm việc của sếp, lãnh đạo theo phong thủy thì cần phải lưu ý tuyệt đối tránh những điều tối kỵ để công việc được thuận lợi.
Thuật phong thủy cho rằng, việc đặt bàn giám đốc đúng phương vị tốt lành sẽ giúp các sếp thêm đảm lược, trí tuệ, ảnh hưởng đến sự hưng suy trong quản lý, thành bại trong sự nghiệp.
Vị trí bàn lãnh đạo, đặt ở trung tâm nhiệm sở là tốt nhất. Nếu là nơi kinh doanh, bàn giám đốc nên đặt ở tầng một.
Tuy nhiên, còn 1 vấn đề rất quan trọng nữa bạn cần lưu tâm trước đó là cách trang trí phòng làm việc. Lựa chọn được nội thất và lên một ý tưởng trang trí phù hợp thì việc bố trí sẽ trở nên dễ dàng hơn.

I. Những điều tối kỵ trong phong thủy phòng làm việc giám đốc

1. Bàn lãnh đạo không đặt đối diện cửa ra vào

Bàn giám đốc không được kê đối thẳng với cửa ra vào để tránh cảnh sắc bên ngoài rất dễ làm cho người ngồi luôn bị quấy nhiễu bởi các tạp âm bên ngoài và dễ phân tâm, không chú ý tập trung đầu óc và trí thức vào công việc được.

Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ và chất lượng công việc. Tuy nhiên, ta có thể kê bàn viết hơi lệch khỏi cửa chính để ngăn "sát khí" rất không lợi cho người ngồi.

2. Tối kỵ đặt bàn lãnh đạo chỗ ngồi có cửa sổ

Nếu kê bàn làm việc theo lối này, người ngồi sẽ ngăn đường đi của gió và ánh sáng, theo cách nói của phong thuỷ là chặn lại sự lưu thông của khí, biến sinh khí thành sát khí, người ngồi làm việc ở tư thế này, trước sau cũng bị suy vi.

3. Kỵ gần cửa sổ có đường đi qua

Cửa sổ cũng là nơi nạp sinh khí và sát khí. Nếu gần đường qua lại, thường nạp vào phòng tiếng bước chân người đi, tiếng cười, tiếng nói, tiếng ta thán... chúng đều là sát khí theo cách nói của phong thủy, rất bất lợi cho việc điều hành và sự nghiệp của người làm việc tại đó.
Nếu vì một lý do nào đó phải kê bàn làm việc ở đây, phải có rèm che kín. Nhưng tốt nhất là dời phòng làm việc đi nơi khác.

4. Không kê bàn làm việc giám đốc ở giữa phòng

Lý do bởi vì sau lưng quá xa tường nhà, không có "chỗ dựa", người lãnh đạo trước sau sẽ bị cô lập. Phong thủy học cho rằng, người ngồi làm việc phải được tiếp nhận sinh khí tốt thì thì mới minh mẫn trong điều hành công việc.

Để có điều đó, trên bàn làm việc nên phải đặt cột thuỷ tinh trong không màu. Vật dụng này được phong thủy gọi là tháp văn xương. Nếu đặt 4 tháp văn xương trên 4 góc bàn làm việc, sẽ tăng thêm lòng hăng say công việc và sự minh mẫn cho người lãnh đạo.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn màu sắc, chất liệu và kiểu dáng bàn làm việc dành cho giám đốc cũng là vấn đề cần được quan tâm.

5. Tối kỵ bàn lãnh đạo quay lưng ra cửa

Kỵ bày đặt bàn giám đốc đối diện với cửa và khi ngồi làm việc quay lưng ra cửa. Cửa được coi là nơi đón nhận ánh sáng, tượng trưng cho mặt trời (cả về mặt thực tế và ý nghĩa tượng trưng) vị trí này được cho là khí khẩu vừa nạp sinh khí mà đồng thời cũng nạp sát khí.
Vì vậy, nếu ngồi quay lưng ra cửa sổ, có nghĩa là bạn đã tự chế dương, chắn mất nguồn sáng – mặt trời của chính mình do đó mà cả sức khỏe và sự nghiệp của bạn sẽ bị suy kiệt. Điều đó cũng còn có nghĩa là bạn sẽ phải chịu hậu quả của những việc xảy ra “sau lưng” mình.
Cả tạp âm từ ngoài truyền vào sẽ kích thích sống lưng làm cho đại não không yên. Người lãnh đạo ở vị trí này luôn ở trạng thái căng thẳng, tâm trí sẽ rối loạn, dễ mắc sai lầm khi ra quyết định.

II. Những điều cần lưu ý khi bố trí bàn làm việc cho lãnh đạo

1. Bàn làm việc cho lãnh đạo phải có chỗ dựa

Sau lưng người ngồi phải có "chỗ dựa" như bức tường. Khoảng cách giữa ghế văn phòng với tường không được quá lớn. Phong thuỷ học cho rằng, làm như vậy sẽ tăng thêm tính tự tin cho người ngồi làm việc, tránh không có cảm giác trống trải.

Trong trường hợp gian phòng làm việc có cửa sổ, thì cửa sổ không được đối diện với những biểu tượng không lành theo quan điểm của phong thủy, như ống khói, cột điện...
Tốt nhất là nhìn qua cửa sổ thấy khoảng rộng bao la, vườn cây xanh tốt, cảnh núi non xanh biếc... Bên ngoài cửa sổ không nên có đường đi qua.

2. Nên đặt bàn lãnh đạo ở bên phải cửa ra vào

Đặt bàn giám đốc nên ở bên phải cửa ra vào, bàn làm việc với cửa ra vào hơi chếch với nhau và xa ra một khoảng cách.
Nếu gần cửa ra vào quá, sẽ bị sát khí quấy nhiễu, sẽ giảm hiệu suất lãnh đạo, không những thế, phong thủy cho rằng sẽ gây bệnh.

Bên cạnh vấn đề bài trí bàn làm việc giám đốc theo phong thủy tránh gặp những tai ương và điều không may mắn trong kinh doanh thì việc lựa chọn sản phẩm tốt sẽ ảnh hưởng tới tinh thần, cảm hứng làm việc cũng như sức khỏe của người lãnh đạo.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Với 1 tỷ trong tay bạn xây được nhà như thế nào?


1 tỷ xây được nhà như thế nào? câu hỏi này có khá nhiều người phân vân. Không biết tìm hướng đi tháo gỡ vấn đề này như thế nào? cho hợp lý được. Khi đọc xong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một lượng kiến thức cơ bản để bạn có được hoạch định xây nhà cho mình với số tiền 1 tỷ xây được nhà như thế nào?

1.Lựa chọn hình thức xây nhà giá 1 tỷ


Việc đầu tiên các bạn cần đó là tìm hiểu về phong cách kiến trúc khi xây nhà. Có rất nhiều phong cách thiết kế xây nhà. Như phong cách cổ điển; tân cổ điển; Phong cách thiết kế nhà á đông…vv. Xây dựng nhà tầm này chi phí bị đội lên khá cao. Theo chúng tôi thì bạn nên xây một ngôi nhà đẹp theo phong cách hiện đại. Bởi những ngôi nhà hiện đại với đường nét tối giản khỏe khoắn. Không kém phần quan sang trọng. Mà tiết giảm được chi phí xây dựng lên rất nhiều. Các bạn có thể tham khảo Mẫu thiết kế nhà 1 tầng đẹp với 1 tỷ xây được nhà như thế nào tại đây.

2.Xây dựng nhà khoảng 1 tỷ đồng cách lựa chọn quy mô

Bạn nên hoạch định xây dựng quy mô công trình. Xây nhà đẹp với 1 tỷ này tùy thuộc vào mảnh đất hiện có của bạn. Nếu bạn có được đất rộng bạn có thể triển khai xây dựng thiết kế nhà vườn 1 tầng. Nhưng quỹ đất không có nhiều bạn có thể triển khai được những ngôi nhà ống, nhà phố 2 tầng cho đến 3->4 tầng..vv. Bạn cũng cần xác định cho mình rằng nhà có mấy mặt tiền. Vì càng nhiều mặt tiền thì giá cả phần cửa và phần trang trí sẽ đội lên rất nhiều. Bạn có thể tham khảo 5 kiểu kiến trúc nhà đẹp dưới 1 tỷ ở đây.

Hình thức mái cũng là một vấn đề bạn khá quan tâm đấy. Đối với loại nhà này thì mái bằng luôn được chọn làm giải pháp lựa chọn số 1. Nhưng bạn cũng có thể chuyển qua hình thức mái chéo mái vát mái thái. Như thế để ngôi nhà được duyên hơn.

3. Với 1 tỷ xây được nhà như thế nào với vật liệu xây nhà đẹp.


Vật liệu ngày nay trên thị trường khá là phong phú. bạn biết rồi đấy khá nhiều chủng loại. Như chúng tôi đã từng tư vấn cho rất nhiều người. Nên chuẩn bị những gì trước khi xây nhà tầm 1 tỷ xây được nhà như thế nào. Có 3 điểm mà chúng tôi phân tích cho bạn. Để giảm giá thành vật liệu bạn cần chọn được đúng thời điểm ít người xây nhà. Thường bạn nên đặt cọc trước cho những nơi buôn vật liệu trước để ghim giá rẻ và được giảm giá. Vì bạn có thời gian chuẩn bị trước mà. Bạn cũng tránh vào những mùa ít nắng nhiều mưa. Để  đạt được tiến độ công trình xây dựng tránh những chi phí không cần thiết.

4.Cấu kiện cơ bản để xây dựng nhà tầm 1 tỷ.

4.1 Lựa chọn kết cấu chịu lực để xây nhà.

-Khi xây nhà khoảng 1 tỷ nói sơ qua có 4 phần cấu kiện:
1 là kết kết cấu móng. Có thể sử dụng móng băng; móng đơn; móng đài cọc phụ thuộc vào nên đất nhà trước khi xây dựng
2 kết cấu chịu lực bao, phần khung dầm, Cột phần này đối với xây nhà dân dụng thường là kết cấu chịu lực bê tông toàn khối.
3 kết cấu bao che như tường xây. Có thể sử dụng gạch thông dụng đất nung, cũng có thể sử dụng gạch panen hay những giải pháp bao che bằng vật liệu tôn sắt, thạch cao.
4 kết cấu mái: Mái bê tông mái, sà gỗ gỗ thép.
-Vậy đối với kết cấu chịu lực bạn chọn cho mình những vật liệu chất lượng. Có thể đắt hơn một tý cũng được vì nó liên quan đến sự vững chắc của ngôi nhà. Theo thời gian đó là bê tông cố thép.

4.2.Chú ý khi Lựa chọn cấu kiện kết cấu phần bao che.

-Mình muốn nói ở đây đó là tường xây nhà chịu lực phổ thông bằng gạch. Đối với loại này bạn nên chọn cho mình được loại gạch cũng không cần quá tốt. Nhưng có khả năng chịu được lực và giãn nở nhiệt tốt. Mặc dù với số vốn ít ỏi chỉ là 1 tỷ xây được nhà như thế nào. Nhưng bạn cũng nên hạn chế sử dụng xây nhà bằng gạch bê tông xốp. Gạch bê tông nhẹ dễ gây nứt tường. Tách mạc chỗ cột và dầm. Bạn cần quan tâm hơn đó là lớp vỏ bao che. Rột ngấm hay không lại ở chỗ này. Mình khuyến khích các bạn quan tâm hơn như khi xây trát tường nên trát 2 lớp áo. Và có sử dụng được vật liệu chống thấm là tốt nhất.

5.Tóm lại: 1 tỷ có xây được nhà như thế nào?


Khi nắm vững được những nguyên tắc trên. Bạn sẽ phân bổ lượng chi phí xây các hạng mục. Cho phù hợp xây nhà giá 1 tỷ . Từ ngôi nhà hạng mục chính đến cổng cửa sân vườn. Tuy nhiên như trên là chưa đủ. Có rất nhiều yếu tố xung quanh ảnh hưởng đến chi phí xây nhà. Để không bị đội vốn tính toán chính sác khi xây nhà không để vượt quá 1 tỷ.
Một số gia đình có thói quen tự vẽ, hay giao khoán cho thầu thợ theo kinh nghiệm của những gia đình đi trước. Nhưng đó chưa phải là cách thông minh nhất. 1 tỷ xây được nhà như thế nào để trả lời cụ thể hơn nữa. Các bạn nên tìm đến những công ty hay những các kiến trúc sư có kinh nghiệm lâu năm. Họ sẽ tư vấn cho các bạn đầy đủ từ tổng thể cho đến chi tiết ngôi nhà của bạn. Bạn vừa có bản vẽ thiết kế đẹp. Và cũng sẽ được tính toán sát hơn về giá trị ngôi nhà. Các bạn có thể tham khảo thêm về bài viết mẫu nhà vuông đơn giản 2 tầng. Mà chúng tôi có để cập về vấn đề tính toán sơ bộ dự toán. Cho đến dự toán tổng mức đầu tư cho bạn.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Có nên thiết kế tiểu cảnh giếng trời cầu thang hay không?


Như vậy việc thiết kế tiểu cảnh giếng trời là việc bạn nên làm, nhưng bạn cần chú ý đến vấn đề phong thủy, ngoài ra cũng đừng quên dung hòa các yếu tố, giúp tiểu cảnh hòa hợp với không gian nội thất của ngôi nhà.

Có nên thiết kế tiểu cảnh giếng trời cầu thang hay không?

Giếng trời được tạo nên ở nhiều ngôi nhà để lấy sáng cũng như thuận theo phong thủy mang vượng khí, tài lộc, may mắn đến cho gia chủ. Khoảng không gian ở giếng trời các bạn có thể để tự nhiên hoặc cũng có thể tạo thêm điểm nhấn với những ý tưởng thiết kế tiểu cảnh giếng trời trong nhà. Nhiều người cũng thắc mắc rằng có nên để khoảng không gian đó tự nhiên hay thi công các tiểu cảnh? Chúng tôi sẽ cùng các bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.

Vốn dĩ theo phong thủy thì giếng trời được thiết kế chỉ đơn giản là lấy ánh sáng cho ngôi nhà, tạo luồng khí lưu thông, giúp ngôi nhà của bạn tốt hơn về phong thủy. Trước kia thì giếng trời được thiết kế cũng chỉ nhằm mục đích vậy và khoảng không gian giếng trời cũng được để tự nhiên mà không có tiểu cảnh hay trang trí các đồ vật… như bây giờ.
Nhưng khi cuộc sống ngày càng khá giả hơn, con người cũng có những ý tưởng mới lạ hơn cho không gian sống của mình. Vì thế mà biến khoảng không gian giếng trời thành nhiều kiệt tác nghệ thuật từ đơn giản đến phức tạp cầu kì.

Vậy có nên thiết kế tiểu cảnh giếng trời hay không? Liệu rằng khi bạn thiết kế tiểu cảnh giếng trời yếu tố phong thủy của nó có còn được giữ nguyên bản…? Lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là có. Bạn nên thiết kế tiểu cảnh giếng trời để tạo nên khoảng không gian sống đẹp hoàn mỹ hơn.
Lối kiến trúc mới mẻ, độc đáo của ngôi nhà cũng cần có sự đóng góp của tiểu cảnh giếng trời. Tuy nhiên bạn cũng cần phải nhớ rằng, dù muốn thiết kế tiểu cảnh gì thì yếu tố phong thủy cũng cần được chú trọng. Bạn không nên chỉ chú tâm thiết kế tiểu cảnh giếng trời mà không đoái hoài đến yếu tố phong thủy, phá vỡ đi vượng khí… nguồn ánh sáng mà giếng trời mang lại.

Như vậy việc thiết kế tiểu cảnh giếng trời là việc bạn nên làm, nhưng bạn cần chú ý đến vấn đề phong thủy, ngoài ra cũng đừng quên dung hòa các yếu tố, giúp tiểu cảnh sân vườn hòa hợp với không gian nội thất của ngôi nhà. Nếu được đáp ứng những lưu ý trên, chắc chắn bạn sẽ mang tới không gian lung linh, hoàn mỹ hơn cho ngôi nhà của mình với tiểu cảnh giếng trời hợp xu hướng.

Tổng hợp kinh nghiệm mua chung cư cho người mới


Mua chung cư ngày nay đang trở thành lựa chọn hàng đầu của phần đông dân cư khi có ý định tìm mua nhà ở. Với tình hình kinh tế phát triển, không khó để một gia đình sở hữu một căn hộ chung cư của riêng mình. Sự xuất hiện của hàng loạt các dự án căn hộ khiến không ít người gặp khó khăn khi muốn chọn mua chung cư nhất là những người mua nhà lần đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm mua chung cư tại Tp.HCM nói riêng và toàn quốc nói chung để bạn đọc tham khảo, tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc khi mua chung cư.

Tìm hiểu kỹ về dự án

Đây là điều đầu tiên mà bạn cần lưu ý khi mua chung cư. Bạn có thể tham khảo những tin tức, mẫu tin quảng cáo về dự án nhưng đừng đặt niềm tin vào chúng quá nhiều vì ít nhiều trong đó đều có sự phóng đại.
Bạn hãy tự mình tìm hiểu, nếu có thể hãy trực tiếp ghé tới dự án để nắm được những thông tin xác đáng nhất. Vị trí dự án, cơ sở hạ tầng khu vực, thiết kế, thời gian thi công, thời gian bàn giao, uy tín và năng lực từ chủ đầu tư… là những điều cần biết khi mua nhà chung cư. Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu xem dự án đó có vướng mắc gì về pháp lý hay tranh chấp hay không để tránh gặp phải những rủi ro sau này.

Nên mua nhà chung cư đã hoàn thiện hay đang thi công?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Mua căn hộ chung cư ở mỗi giai đoạn đều có những ưu nhược điểm nhất định. Nếu mua chung cư khi đã hoàn thiện bạn có thể đảm bảo chắc chắn về chất lượng thi công, thiết kế, tiện ích dự án… chứ không phải hoài nghi trước những lời quảng cáo từ chủ đầu tư. Nhưng ngược lại nếu mua khi đã hoàn thiện căn hộ thì mức giá bán sẽ cao hơn so với căn hộ đang trong quá trình thi công.

Tìm hiểu kỹ về phí dịch vụ hàng tháng tại căn hộ chung cư

Khi mua chung cư việc hỏi rõ phí dịch vụ căn hộ, tòa nhà là điều bạn cần lưu ý. Dù là bạn mua nhà chung cư TP.HCM, chung cư cao cấp hay bình dân thì chắc chắn mỗi tháng bạn đều phải bỏ ra một khoản phí để trả cho các dịch vụ an ninh, vệ sinh, gửi xe, phí quản lý..
Bạn cần xem xét kỹ các quy định về mức phí trong hợp đồng trước khi đặt mua, ngoài ra còn có thêm các khoản phí bảo trì, bảo dưỡng căn hộ.

Môi trường sống tại dự án

Ngày nay tình trạng ô nhiễm mỗi lúc một nghiêm trọng nhất là tại các thành phố lớn như TP. HCM. Việc tìm mua chung cư có môi trường sống rộng rãi, nhiều cây xanh, giảm bớt tiếng ồn là mong ước của tất cả mọi người.

Căn nhà là nơi gắn bó với bạn cả đời chính vì thế khi chọn mua chung cư bạn hãy tìm hiểu kỹ càng về môi trường sống xung quanh dự án, mật độ xây dựng, mật độ cây xanh để đảm bảo bạn và gia đình có được một không gian sống an toàn, trong lành và bình yên.

Những căn hộ không nên lựa chọn

Chia sẻ kinh nghiệm mua chung cư nhiều người cho rằng không nên lựa chọn căn hộ gần thang máy. Có thể việc gần thang máy sẽ giúp việc đi lại trở nên nhanh chóng hơn nhưng ngược lại bạn sẽ phải chịu tiếng ồn, tiếng người qua lại thường xuyên, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của gia đình bạn.
Khi mua chung cư bạn cũng không nên lựa chọn những căn hộ cửa sổ hướng chính diện phía Tây hoặc Đông bởi nó sẽ chịu ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời nhất là vào mùa hè sẽ khá nóng bức.
Về tầng căn hộ, khi mua chung cư nhiều chuyên gia cho rằng từ tầng 6 đến tầng 20 là hợp lý bởi không quá thấp sẽ tránh được tiếng ồn và côn trùng, đồng thời cũng không quá cao sẽ hạn chế được ảnh hưởng của không khí loãng, nhiệt độ. Ngoài ra theo phong thủy không nên lựa chọn tầng 4 và tầng 13 vì theo quan niệm của người Việt Nam những con số này không được may mắn. Tuy nhiên những ai không quá coi trọng điều này có thể chọn vì mức giá sẽ mềm hơn những tầng khác.
Tham khảo thêm: 4 kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp
Trên đây là những điều cần lưu ý khi mua chung cư mà bạn đọc không nên bỏ qua. Nếu Bạn vẫn còn nhiều băn khoăn khi mua chung cư, hãy xem qua bài viết tổng hợp những thắc mắc khi mua chung cư, biết đâu Blog Mua Nhà có thể gỡ rối cho Bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn lựa chọn được căn hộ ưng ý và phù hợp nhất.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Kiến thức Phong Thủy cho người Mệnh Hỏa


Mệnh Hỏa là một trong những mệnh được tượng trưng cho 1 trong 5 cung mệnh trong ngũ hành tương sinh, tương khắc Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Mệnh Hỏa cũng là đại diện cho sự sống trên trái đất, cũng có mối quan hệ tương hỗ và khắc chế những cung mệnh khác trong 5 cung mệnh kia. Vậy người thuộc mệnh Hỏa là người như thế nào, có tính cách ra sao, vẻ ngoài, sự nghiệp, hôn nhân thế nào?

Những đặc điểm cơ bản của người mệnh Hỏa

Mệnh Hỏa trong ngũ hành tương sinh là đại diện cho sự sống, tượng trưng cho lửa, cho mùa hè nóng bức. Xét theo ý nghĩa tích cực thì Hỏa tượng trưng cho công bằng, công lý hay danh dự cũng như tinh thần bất diệt, sự nhiệt huyết và tấm lòng quả cảm. Nếu xét theo khía cạnh tiêu cực thì Hỏa lại đại diện cho chiến tranh, sự khiêu khích thuộc về cái đau thương. Vậy liệu đặc trưng của người mệnh Hỏa lại càng khiến người khác tò mò. Hãy cùng khám phá nào.

Các nạp âm của mệnh Hỏa

Cũng giống như nhiều cung mệnh khác trong ngũ hành tương sinh, tương khắc thì mệnh Hỏa cũng được chia thành 6 nạp âm. Cụ thể:
Tích Lịch Hỏa – Lửa sấm sét
Lư Trung Hỏa – Lửa trong lò
Phúc Đăng Hỏa – Lửa đèn chụp
Thiên thượng Hỏa – Lửa trên trời
Sơn Hạ Hỏa – Lửa dưới núi
Sơn Đầu Hỏa – Lửa đầu núi
Trên đây chính là các nạp âm của người mệnh Hỏa tượng trưng cho các ngọn lửa khác nhau. Mỗi một ngọn lửa lại có những ý nghĩa và các đặc trưng riêng.

Vậy người thuộc mệnh Hỏa sinh năm nào?

Thông thường khi xét niên mệnh năm sinh người ta sẽ suy ra được mệnh của người đó thuộc hành nào trong 5 hành của ngũ hành tương sinh tương khắc. Cụ thể thì những người thuộc mệnh Hỏa sẽ sinh những năm sau đây:
Các năm sinh của người thuộc mệnh Hỏa
Giáp Tuất:  1934 – 1994
Đinh Dậu:  1957 – 2017
Bính Dần:  1986 – 1926
Ất Hợi: 1935 – 1995
Giáp Thìn:1964 – 2024
Đinh Mão: 1987 – 1927
Mậu Tý: 1948 – 2008
Ất Tỵ:1965 – 2025
Kỷ Sửu: 1949 – 2009
Mậu Ngọ: 1978 – 2038
Bính Thân: 1956 – 2016
Kỷ Mùi: 1979 – 2039
Bạn có thể đối chiếu xem năm sinh trên đây có năm sinh nào của mình hay không là sẽ suy ra ngay được mệnh của mình. Nếu như bạn thuộc mệnh Hỏa thì hãy cùng với chúng tôi cùng khám phá tiếp những điều thú vị xung quanh người mệnh Hỏa ngay bên dưới đây nhé.
Nếu bạn thuộc mệnh hỏa muốn xem bản mệnh của mình hợp với màu nào, xin mời bạn xem tiếp: Mệnh hỏa hợp màu gì?
Trên đây chính là tất cả những vấn đề liên quan đến người mệnh Hỏa mà các bạn nên khám phá và đọc kỹ nếu như muốn tìm hiểu về người mệnh Hỏa. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích đối với các bạn.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Phân biệt hoạt động công chứng và chứng thực


1. Khái niệm công chứng

Hoạt động công chứng xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu và được ghi nhận lần đầu tiên vào thời kỳ Pháp thuộc. Sau cách mạng tháng tám năm 1945 và khi đất nước thống nhất thì các chế định về công chứng và hoạt động công chứng đã có nhiều sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy trải qua nhiều thời kỳ, nhiều văn bản điều chỉnh khác nhau nhưng trong các nội dung chỉ quy định chung về hoạt động công chứng, chứng nhận, chứng thực mà không nêu rõ thế nào là công chứng, là chứng nhận, là chứng thực.

Hiện nay, hoạt động công chứng chịu sự điều chỉnh của Luật Công chứng năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, theo đó, "Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng". Có thể thấy, khái niệm công chứng bao gồm các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, người có thẩm quyền thực hiện công chứng phải là công chứng viên, bởi họ là những người được Nhà nước trao quyền thực hiện chức năng công chứng thông qua việc bổ nhiệm công chứng viên của Bộ Tư pháp.
Thứ hai, công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Trong đó, tính hợp pháp nghĩa là không trái với các quy định pháp luật. Tính xác thực theo một số nghiên cứu được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm:
(i) Xác định đúng người: Nghĩa là xác định đúng người yêu cầu công chứng thông qua giấy tờ tùy thân của họ. Đồng thời, xác định họ phải trong trạng thái tinh thần thoải mái, tự nguyện, không chịu bất kỳ một sức ép nào từ phía bên ngoài và họ hoàn toàn ý thức được hậu quả việc làm của mình.
(ii) Xác định đúng việc: Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đó.
(iii) Xác định bản chất thực của các hợp đồng, giao dịch: Công chứng viên phải xác định xem những thoả thuận của các bên đương sự có phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của họ hay không, các thoả thuận này có nhằm che giấu bất kỳ một mục đích nào khác hay không.
Thứ ba, hợp đồng, giao dịch được công chứng phải là các hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng hoặc là các hợp đồng, giao dịch không bắt buộc phải công chứng nhưng do các bên yêu cầu công chứng nên công chứng viên thực hiện công chứng đối với các hợp đồng, giao dịch đó.
Thứ tư, việc công chứng chỉ được thực hiện đối với các hợp đồng, giao dịch, giấy tờ, tài liệu bằng văn bản. Bởi lẽ, theo pháp luật hiện hành, công chứng viên không được công chứng đối với các hợp đồng, giao dịch là lời nói, hành vi cụ thể mà phải được thể hiện ở dạng văn bản.
Thứ năm, hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Như vậy, khi hợp đồng, giao dịch đã được công chứng thì về nguyên tắc những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng không cần phải chứng minh và đương nhiên có giá trị chứng cứ đối với các bên, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

2. Khái niệm chứng thực


Bên cạnh hoạt động công chứng, hoạt động chứng thực cũng được pháp luật ghi nhận, điều chỉnh bởi những văn bản chuyên ngành. Tuy trải qua nhiều thời kỳ với các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng cho đến thời điểm hiện nay chưa có quy định nào chính thức khái niệm, định nghĩa thế nào là chứng thực. Theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (Nghị định 23/2015/NĐ-CP)  thì hoạt động chứng thực gồm có: Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Nội dung quan trọng nhất của Nghị định này là điều chỉnh về hoạt động chứng thực hợp đồng, giao dịch. Theo đó "chứng thực hợp đồng, giao dịch"  là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Theo quy định của pháp luật về chứng thực hợp đồng, giao dịch thì người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch còn người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

3. Phân biệt công chứng với chứng thực

a. Sự giống nhau giữa công chứng và chứng thực

- Công chứng, chứng thực là hoạt động dịch vụ công, được nhà nước uỷ quyền và do những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật thực hiện.
- Người yêu cầu công chứng, chứng thực đều phải đóng phí theo khung quy định của pháp luật.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng hoặc được chứng thực đều có giá trị pháp lý và ràng buộc trách nhiệm đối với các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Việc công chứng, chứng thực phải tuân theo trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.
Có thể bạn quan tâm: Giấy tờ công chứng tư nhân có được công nhận?

b. Sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực


- Về bản chất: Công chứng là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; còn chứng thực là chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Về cơ quan thực hiện: Đối với công chứng thì cơ quan thực hiện là phòng công chứng, văn phòng công chứng; còn đối với chứng thực thì đó là phòng tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Về người có thẩm quyền: Đối với công chứng thì người có thẩm quyền là công chứng viên; đối với chứng thực thì đó là trưởng phòng, phó phòng tư pháp cấp huyện; chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Về trách nhiệm của người thực hiện: Đối với công chứng thì công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; còn đối với chứng thực thì người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ; người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Về giá trị pháp lý văn bản được công chứng, chứng thực: Đối với công chứng thì hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Còn đối với chứng thực thì hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Về trách nhiệm bồi thường: Đối với công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường cho người yêu cầu công chứng; công chứng viên phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường. Còn đối với chứng thực thì người thực hiện chứng thực gây thiệt hại thì sẽ bị xử lý kỷ luật, bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Về pháp luật điều chỉnh: Đối với công chứng thì pháp luật điều chỉnh là Luật Công chứng năm 2014; còn đối với chứng thực thì đó là Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Kinh nghiệm dành cho ai mua nhà bằng giấy viết tay


Nhà đất là loại tài sản mà bất cứ ai cũng rất cân nhắc khi mua. Nhưng đôi khi vì một lý do nào đó mà nhiều người vẫn phải chấp nhận việc mua nhà chỉ qua giấy tay. Và nếu dẫn tới tranh chấp đến mức phải ra tòa, rất có thể người mua phải ra về tay trắng.

Cảnh giác với lòng tin

Lòng tin giữa người mua và kẻ bán là cơ sở của việc mua bán nhà đất bằng giấy tay, một kiểu mua bán nhà đất khá phổ biến lâu nay. Nhưng hình thức mua bán này đang ngày càng tăng mức độ rủi ro với bằng chứng là hàng loạt vụ lừa đảo diễn ra gần đây. Vì vậy khi mua đất bằng giấy viết tay, bạn nên cảnh giác một cách tuyệt đối để tránh những rủi ro dưới đây.

Sự thật khi mua nhà đất bằng tay

Thứ nhất, khi xảy ra tranh chấp đến mức ra tòa, tòa chắc chắn sẽ tuyên hợp đồng mua bán nhà đất của hai bên là vô hiệu, người mua trả lại nhà đất, người bán trả lại tiền. Những trường hợp mua bán trao tay không hiếm và khi ra toà, người mua vẫn luôn ở thế yếu. Thực tế, nhiều vụ khi bản án đã có hiệu lực, người mua phải trả lại nhà đất nhưng nếu họ không tự nguyện, còn bị cưỡng chế thi hành án và phải trả các khoản chi phí phục vụ cho việc cưỡng chế.
Thứ hai, nếu người dân ít hiểu biết hoặc chủ quan thì việc mua bán trao tay rất dễ “dính” vào hiện tượng lừa đảo diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Chẳng hạn: một mảnh đất, một ngôi nhà có thể bị bán cho nhiều người.Thứ ba, những căn nhà có giá vừa phải, phù hợp với nhu cầu của người có nhu nhập thấp thường rơi vào trường hợp mua bán bằng giấy tay. Và việc mua bất động sản không có giấy chứng nhận chủ quyền tất yếu phải đánh đổi bằng những rủi ro, điển hình là nếu đất đai nằm trong diện giải tỏa, quy hoạch.

Thứ ba, người dân mua nhà giấy tay, nhất là mua phải đất lấn chiếm kênh rạch, lấn chiếm đất công… thì con đường hợp thức hóa nhà đất sẽ rơi vào ngõ cụt.
Thứ tư, những căn nhà chỉ có hợp đồng mua bán giấy tay thì nếu có cải tạo, sửa chữa, xây mới cũng là không phép, nếu chính quyền phát hiện ra sẽ buộc phải tháo dỡ. Hơn nữa, do nhà đất không có sổ hồng/sổ đỏ, nên không thể thế chấp để vay vốn ngân hàng, giảm sự linh hoạt, hiệu quả trong việc sử dụng tài sản.

Những rủi ro khi mua đất bằng giấy tay

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, với một số tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như nhà ở, ô tô, xe máy thì việc chuyển nhượng phải lập thành văn bản, phải được công chứng. Còn theo quy định tại Điều 35 Luật Công chứng, Phòng công chứng chỉ chứng nhận hợp đồng mua bán nhà đất khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu. Do đó, khi mua đất bằng giấy viết tay, bạn không thể đăng ký quyền chuyển nhượng đất.

Đặc biệt, khi có tranh chấp xẩy ra thì việc mua bán đất viết tay sẽ không có hiệu lực.
Rủi ro gặp phải khi mua đất bằng giấy tay tiếp theo là mảnh đất không được cấp quyền sử dụng nên tiềm ẩn rất nhiều bất trắc.

Làm sao để hạn chế tối đa rủi ro mua đất bằng giất tay gặp phải?

Bạn hãy tiến hành tìm hiểu xem đất chuẩn bị mua có phải là đất thổ cư hay không, có nằm trong diện tích đất lấn chiếm không, có nằm trong quy hoạch không? Hiện tại đất có tranh chấp gì không?
Để có thể xác thực những thông tin về đất trên, các bạn có thể tìm hiểu qua bộ phận địa chính của UBND xã, phường nơi có nhà đất.
>> Chắc hẳn nhiều người đang có thắc mắc: Mua nhà giấy tay có sao không?
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên kiểm tra giấy tờ tùy thân của bên bán. Trường hợp bên bán có cả vợ và chồng thì khi tham gia ký kết phải có sự đồng thuận của cả hai người. Bạn nên yêu cầu người bán giao bản chính về các thông tin liên quan đến mảnh đất, hợp đồng mua bán cần có người làm chứng và việc thanh toán nên thực hiện thông qua ngân hàng.

Kinh nghiệm mua nhà cũ để không phải rước phiên phức về sau


Hiện nay, có không ít người chọn mua nhà cũ thay vì nhà mới để có mức giá tốt hơn. Nhưng chọn một căn nhà phù hợp với túi tiền và hoàn cảnh gia đình không phải đơn giản. Sau đây là 4 lưu ý “nằm lòng” khi mua nhà cũ mà bạn phải cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền.

1. Tìm hiểu cặn kẽ lịch sử và nguồn gốc ngôi nhà

Nếu mua nhà của người quen biết như họ hàng, bạn bè thân thiết… thì bạn không có quá nhiều lo lắng về nguồn gốc ngôi nhà đó. Mặt khác, nếu chọn mua nhà cũ xa lạ nào đó, thì dù có phù hợp với nhu cầu của gia đình, bạn cũng đừng hấp tấp mà mua ngay. Bởi rất có thể ngôi nhà này trước đây đã xảy ra những vấn đề gây bất lợi, ảnh hưởng tới cuộc sống lâu dài của gia đình bạn sau này.
Chuyên gia khuyên rằng khi tìm mua nhà cũ, bước đầu tiên tìm hiểu thông tin của ngôi nhà đó từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn có thể dò hỏi hàng xóm xung quanh, hoặc từ người môi giới nhà đất hay thậm chí là tìm kiếm trên internet.
Nếu chủ ngôi nhà đang có nợ nần hoặc tranh chấp, tuyệt đối không nên mua ngôi nhà này dù có rẻ đến mấy! Hay lý do người bán nhà muốn bán vì khu vực sống phức tạp, dân trí thấp… thì tốt nhất bạn nên bỏ qua kẻo rước họa vào thân.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý thông tin trong sổ đỏ ngôi nhà. Nếu là nhà 2 tầng trở lên, nhưng trong sổ đỏ chỉ đề cập đến đất, thì có nghĩa đây là nhà xây không phép. Nếu bị Nhà nước thu hồi thì bạn sẽ chỉ được đền bù phần đất. Trường hợp này, bạn có thể thỏa thuận với người bán giảm giá bán xuống.

Nếu diện tích thực của ngôi nhà là 50m2, nhưng trong sổ đỏ ghi 40m2, tức là chủ nhà cũ lấn chiếm 10m2. Hãy thương lượng để chỉ trả tiền cho 40m2 như trong sổ. Đối với mua nhà cũ cấp 4, diện tích nhỏ hơn 30m2, bạn nhớ yêu cầu chủ nhà xin giấy phép xây dựng và giao hẹn chỉ đặt cọc tiền sau khi hoàn thành việc này. Đây là cách giúp bạn đảm bảo không gặp rủi ro khi mua đất trong vùng quy hoạch - là khu vực cấm xây nhà ở kiên cố.

2. Đánh giá vị trí của ngôi nhà

Dù mua nhà cũ hay nhà mới thì vị trí của căn nhà luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vị trí quyết định đến tính tiện dụng, giá cả và môi trường sống xung quanh. Các tiêu chí để đánh giá một căn nhà có vị trí tốt thông thường gồm: giao thông thuận lợi, gần nhiều tiện ích và dịch vụ thiết yếu (chợ, trường học, trung tâm mua sắm, bệnh viện, công viên…)

3. Chú ý hướng nhà

Ngoài nguồn gốc và vị trí ra, khi mua nhà cũ, bạn cũng nên quan tâm đến hướng của căn nhà. Bởi theo phong thủy và quan niệm của ông bà xưa, thì hướng nhà tác động trực tiếp đến đường tài lộc và sức khỏe của gia đình.
Thông thường, hướng nhà được xác định dựa trên tuổi của gia chủ - người trụ cột gia đình. Gia chủ tuổi gì thì hợp với hướng đó. Hoặc bạn có thể xem xét hướng nhà theo cách của các chuyên gia phong thủy: Hướng Tây Nam là hướng của trời, Tây Bắc là hướng của mẹ.

Theo đó, hướng Tây Nam không nên có yếu tố lửa (lò sưởi, bếp ga…), bởi dương khí ở hướng này rất mạnh, cộng thêm lửa sẽ đem đến nhiều bất hạnh cho gia đình. Hướng Tây Bắc thì không nên có kho trữ hay phòng tắm, bởi hướng này biểu trưng cho người phụ nữ trong gia đình, có thể khiến hôn nhân tan vỡ, hoặc tình duyên của nữ gia chủ lận đận thêm.

4. Xem xét môi trường sống, hàng xóm xung quanh

Thực tế có khá nhiều người vì thấy giá bán quá “hời” nên đã quyết định mua nhà cũ ngay lần đầu đi xem trong khi chưa quan sát kỹ xem hàng xóm xung quanh như thế nào, môi trường sống hàng ngày ra sao. Chỉ khi dọn vào ở rồi thì bắt đầu gặp muôn vàn rắc rối, như hàng xóm là người nghiện ngập, thích cờ bạc, gia đình cãi vã suốt ngày…
Đặc biệt những gia đình có con nhỏ hoặc đang có dự định sinh con, bạn cần cân nhắc kỹ vấn đề này. Bởi dù cách giáo dục của gia đình có tốt đến đâu, thì môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đứa trẻ.
Mua nhà hay xây nhà là chuyện lớn của cả đời, vì vậy bạn đừng ngần ngại xem thêm: 5 kinh nghiệm mua nhà cũ tránh mọi rủi ro và được giá tốt
Bạn cũng cần dành thời gian hỏi han hàng xóm, cư dân lân cận xem đường dẫn vào ngôi nhà bạn muốn mua có từng xảy ra tranh chấp không. Vì những khu dân cư tại các thành phố lớn đôi khi do lấn chiếm, cơ nới mà xảy ra nhiều tranh chấp gay gắt. Gặp những trường hợp như vậy, tốt nhất bạn nên tránh để không phải vướng rắc rối về sau.

8 bí quyết phong thủy giúp gia đình bạn tấn tài, tấn lộc


Đặt nguồn nước để tăng thịnh vượng

Theo phong thủy, nước có khả năng mang lại sự thịnh vượng. Nhiều người có chung thắc mắc là chỗ nào tốt nhất để đặt nguồn nước. Theo phong thủy, nơi phù hợp nhất để đặt nguồn nước là gần với lối ra vào nhà bạn. Vị trí này có thể ở trong hoặc ở ngoài, nhưng nhất định mạch nước phải chảy qua trung tâm của ngôi nhà. Điều này cũng có nghĩa là sự thịnh vượng chảy vào nhà bạn đó.

Che phủ tivi đặt trong phòng ngủ


Nhiều gia đình thích đặt tivi trong phòng ngủ để thư giãn trước giờ ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn mắc chứng khó ngủ thì hãy tắt hoặc che phủ tivi nếu không dùng tới. Dòng điện từ tivi có thể phá vỡ dòng năng lượng yên tĩnh khi bạn ngủ và nguồn năng lượng của cả phòng ngủ. Hãy dùng một chiếc khăn hoặc miếng vải để phủ qua chiếc tivi khi không dùng đến.

Lau sạch mọi chiếc cửa sổ trong nhà

Dù vẫn chưa phải mùa xuân để bạn lau dọn, nhưng cũng không có nghĩa là bạn để cho những chiếc cửa sổ nhà mình vùi trong bụi bẩn trong suốt vài tháng tới. Cửa sổ là tượng trưng cho đôi mắt của ngôi nhà để nhìn ra thế giới. Hãy tìm vài tờ báo, một chút giấm và nước … để đánh bay bụi bẩn ở khu vực này

Lau chùi sạch sẽ bảng tên, số nhà


Bảng số/tên nhà cần được chăm chút kỹ lưỡng và để ở nơi dễ nhìn. Bảng số rõ ràng, độc đáo hoặc có đèn nhấp nháy sẽ giúp thu hút tài lộc, đưa Thần Tài gõ cửa đúng ngôi nhà bạn.

Treo chuông gió ngoài cửa trước

Chuông gió không chỉ là vật trang trí thêm cho ngôi nhà của bạn thêm sinh động mà còn là vật phẩm phong thủy mang lại may mắn nên được treo ở cửa trước của ngôi nhà.
Khi treo chuông gió ở cửa trước, âm thanh chuông rung chính là nguồn năng lượng vô hình cực tốt cho căn nhà bạn. Chuông gió rung sẽ thu hút sự chú ý, mời gọi những điều may mắn, an lành đến cho cuộc sống của bạn.

Trồng cây xanh trong nhà hoặc trước nhà

Theo quan niệm về phong thủy, cây xanh mang lại khá nhiều lợi ích, đặc biệt những loại cây mọng nước là biểu tượng cho sự cát tường nên thường được mọi người ưa chuộng.

Tại sao bạn không lên ý tưởng trồng ngay một số loại cây xanh trong nhà hoặc trước cửa nhà đang trống, vừa làm cảnh, tạo không gian xanh mát, vừa đem lại thịnh vượng cho gia đình.

Sửa sang, dọn dẹp lại nhà cửa

Nếu ngôi nhà mà gia đình bạn đang ở hoặc những vật dụng, nội thất trong nhà đã được xem xét kỹ lưỡng và bố trí hợp lý về mặt phong thủy thì việc này không quá cần thiết, nếu chưa thì việc sửa sang lại nhà cửa ở những phương hướng và khu vực nhất định rất có khả năng tăng thêm nhiều tài lộc cho gia chủ.

Trưng bày vật phẩm chiêu lộc


Một số vật phẩm phong thủy phổ biến có ý nghĩa cầu tiền tài, may mắn mà bạn có thể lựa chọn như quả cầu phong thủy, đá phong thủy, tượng ngọc kim loại hay thủy tinh hình tì hưu, con rồng, con rùa, tượng Phúc - Lộc - Thọ,…
Có lẽ bạn sẽ cần tìm hiểu: 5 sai lầm về phong thủy nhà ở dễ mắc phải
Mèo chiêu tài cũng là vật trang trí đáng yêu và rất có tác dụng trong việc tăng thêm may mắn về tiền bạc cho gia đình. Ý nghĩa và màu sắc tươi sáng của mèo chiêu tài cũng giúp đường tài lộc của chúng ta may mắn hơn.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

Đặc điểm của các loại móng nhà phổ biến trong xây dựng


Móng hay móng nền, nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà, cầu, đập nước….) đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình.
Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc khi sửa chữa có yếu tố gia tăng tải trọng như: chồng thêm tầng hoặc cơi nới không gian . Móng là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.

Móng công trình có nhiều loại: móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá “mềm” (nền đất yếu).

Móng đơn

Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.

Móng băng

Thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.

Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Móng bè

Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

Móng cọc



Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.
Có thể bạn quan tâm: 4 lưu ý khi thi công móng cọc trên nền đất yếu
Bài viết nằm trong chuỗi “Kinh nghiệm làm nhà”, giúp bạn có được kiến trúc nhà đẹp như mong muốn