Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Móng bè là gì? Những đặc điểm của móng bè


Bạn đã bao giờ nghe qua khái niệm móng bè chưa? Móng bè thường được sử dụng cho các công trình xây dựng nào? Xây móng bè có tốn kém hơn các loại móng khác không? Hãy tìm hiểu những kiến thức quan trọng nhất về móng bè nha.

Móng bè là gì?

Móng bè về cơ bản là 1 móng bằng phẳng nằm trên đất kéo dài trên toàn bộ diện tích của tòa nhà. Qua đó hỗ trợ việc xây dựng và chuyển trọng lượng của toàn bộ công trình xuống đất.

Một móng bè thường được sử dụng khi đất yếu. Vì nó phân phối trọng lượng của công trình trên toàn bộ khu vực xây dựng. Chứ không phải trên các khu nhỏ hơn như cột hay tường hoặc tại các điểm riêng lẻ như móng cọc. Như vậy ta đã biết móng bè là gì?
Móng bè còn được sử dụng phổ biến ở những công trình xây dựng nhà cao tầng có kết cấu chịu lực cao. Ở những công trình có nền đất yếu. Móng sẽ là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất bởi trọng lượng của móng sẽ được phân bổ đồng đều. Trải rộng dưới toàn bộ công trình khiến tải trọng công trình cũng được giải đều trên nền đất, tránh được hiện tượng sụt lún. Nên hết hợp gia cố nền đất bằng cừ tràm hay cọc tre để đảm bảo nền đất được ổn định trước.

Kết cấu của móng bè

Khái niệm ứng suất rất cơ bản đối với kỹ thuật dựng giúp tính toán vật liệu và sức bền các thành phần trong công trình. Việc tính toán hiệu suất móng được chia theo khu vực. Ví dụ, nếu một tòa nhà có kích thước 5 x 5 nặng 50 tấn, và được xây dựng bằng móng bè, thì  độ chịu lực trên đất bằng:
Trọng lượng / diện tích = 50/25 = 2 tấn trên một mét vuông.
Vậy nếu xây dựng móng bè thì 1m2 sẽ chịu được 1 lực tương đương bằng 2 tấn.
Nếu cùng một tòa nhà được hỗ trợ bằng 4 cột, mỗi 1 x 1m, thì tổng diện tích móng sẽ là 4 m2. Và ứng suất trên đất sẽ là 50/16, khoảng 12,5 tấn / mét vuông . Vì vậy, tăng tổng diện tích của móng có thể làm giảm đáng kể sự sức cản của đất.

Cấu tạo móng bè

Một móng bè cơ bản phải có đầy đủ các yếu tố sau đâu theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng:
Lớp bê tông sàn phải dày 10cm.
Chiều cao bản móng tiêu chuẩn là: 3200mm.
Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300×700(mm).
Thép bản móng tiêu chuẩn: 2 lớp thép Φ12a200.
Thép dầm móng tiêu chuẩn: thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150.

Những tiêu chuẩn khi xây dựng móng bè

Khi xây dựng bất kỳ 1 công đoạn nào trong xây dựng đều phải tuân theo một tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Có thể các thông số sai lệch một ít.
Bản vòm ngược: được sử dụng cho các công trình có yêu cầu về độ chịu uốn lớn. Đối với các công trình có quy mô xây dựng bình thường, bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch đá xây. Bê tông với thông số e = (0.032 l + 0.03)m và độ võng của vòm f=1/7l ~ 1/10.
Bản phẳng: thông thường chiều dày của bản được chọn e = (1/6)l. Với khoảng cách giữa các cột l <9m và tải trọng khoảng 1.000 tấn/ cột.
Kiểu có sườn:
Chiều dày của bản được chọn e = (1/8)l ~ (1/10) với khoảng cách giữa các cột là l >9m. Hình thức được cấu tạo theo 2 cách chủ yếu là: Sườn nằm dưới có tiết diện hình thang  và sườn nằm trên bản.
Kiểu hộp:  Móng bè kiểu hộp có khả năng phân bố đều lên nền đất những lực tập trung tác động lên nó. Và được sử dụng khi xây nhà 2 tầng, nhà cao tầng có kết cấu khung chịu lực nhậy lún không đều. So các loại kiểu móng khác, móng bè kiểu hộp thường có độ cứng lớn nhất tuy nhiên trọng lượng lại khá nhẹ. Do đó cần sử dụng rất nhiều tép và quá trình thi công tương đối phức tạp.

Tham khảo thêm: Cách thi công móng bè

Ưu và nhược điểm của móng bè

Bất kỳ loại móng xây dựng nào như móng băng, móng cọc, móng đơn và cả móng bè đều có ưu, nhược điểm riêng.
Ưu điểm
Nếu công trình có tầng hầm để giữ xe. Làm nhà kho hay kho bãi thì lựa chọn móng bè là giải pháp thích hợp nhất.
Thích hợp xây dựng các công trình nhỏ như nhà cấp 4. Nhà từ 1 đến 3 tầng vì có chi phí thấp, thời gian thi công nhanh.
Hoặc kết hợp các kỹ thuật xây dựng khác để thi công những công trình có quy mô lớn. Như nhà chung cư hay trung tâm thương mại.
Nhược điểm
Chỉ thích hợp với những khu vực có nền đất ổn định, không bị sụt lún hay sạt lở. Vì móng bè rất dễ bị lún không đều. Lún lệnh do các lớp địa chất bên dưới, dẫn đến tuổi thọ công trình giảm. Gây ảnh hưởng đến phương án kinh doanh.

Những lưu ý khi thi công móng bè

Điều chỉnh độ lún cho phù hợp bởi nếu độ lún không đều sẽ khiến cho chiều dày của móng bè thay đổi.
Các cọc có vai trò vô cùng quan trọng là truyền tải trọng xuống nền đất dưới chân cọc. Thông qua sức kháng mũi và vào nền đất xung quanh cọc thông qua sức kháng bên. Do đó chú ý bố trí cọc trong đài thành nhóm hoặc riêng lẻ. Tùy theo hàng hay tùy theo yêu cầu cấu tạo của công trình nhằm giảm áp lực lên nền ở đáy bè hay giảm nội lực trong bè một cách tốt nhất.

Google Account Video Purchases Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét