100+ Mẫu thiết kế nhà đẹp bạn không nên bỏ qua
Cập nhật những tin tức mẫu thiết kế nhà ở đẹp có giá rẻ tại Việt Nam. Các hình ảnh kiểu nhà nhỏ xinh 1, 2, 3, 4 tầng kiến trúc mới được tin dùng.
100+ Xu hướng nội ngoại thất nổi bật nhất năm
Mọi thông tin về lĩnh vực Nội - Ngoại thất nhà ở, văn phòng, công trình. ... có sức mạnh biến đổi hoàn toàn cả không gian, mang đến hơi thở mới cho căn phòng.
Bí quyết phong thủy giúp gia đình ngày càng giàu có, thịnh vượng
Những ứng dụng phong thủy trong đời sống, thuật phong thủy của người Việt trong nhà ở và kinh doanh và cải vận phong thủy cho bạn.
Tổng hợp kiến thức nên có trong nghề môi giới bất động sản
Kiến thức tổng hợp dành từ các nhà môi giới bất động sản, môi giới nhà đất chuyên nghiệp tại Blog Nhà Đất Mới 24h.
Cung cấp đầu mối nhà ở cho hàng triệu gia đình việt
Thay vì phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để tìm một căn nhà hoàn hảo mà chưa chắc vừa ý, tại sao không tự khám phá địa chỉ cung cấp đầu mối nhà ở cho hàng triệu gia đình Việt.
Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020
Diện Tích Xây Dựng Là Gì? Cách Tính Diện Tích Xây Dựng
By Kênh thông tin bất động sản nhanh nhất và chính xác nhất23:21Diện tích xây dựng, tong-hopNo comments
Hiện nay chưa có tài liệu nói rõ khái niệm diện tích xây dựng
là gì? Nhưng chúng ta có thể hiểu như sau:
Diện tích xây dựng nhà ở là tổng diện tích sàn sử dụng và phần
hình chiếu mặt bằng mái công trình.
Diện tích này khác với diện tích sử dụng của ngôi nhà như thế
nào? Nếu diện tích sử dụng của ngôi nhà là phần thông thủy, trừ cột, tường thì
diện tích xây dựng nhà là diện tích phủ bì để tính mật độ xây dựng, khái toán
xây dựng, giao thầu trọn gói.
Cách tính diện tích xây dựng
Các cách tính diện tích xây dựng nhà dân, cách tính diện
tích xây dựng công trình thường là tính theo sàn và theo hình chiếu mái .
Công thức tính diện tích xây dựng phổ biến:
– Diện tích móng tính
bằng 50-75% diện tích một sàn theo đơn giá xây thô
– Diện tích sàn từng tầng được tính bằng 100% diện tích “giọt
gianh” mái tầng đó (hay sàn tầng trên kế tiếp), tính phủ bì.
– Diện tích bể nước, bể phốt tính 60-75% diện tích mặt bằng
một sàn theo đơn giá xây thô (hoặc tính theo thể tích phủ bì của bể)
– Mái tôn của nhà tầng tính bằng 75% diện tích mặt bằng sàn.
– Mái ngói (bên dưới có làm trần giả) tính bằng 100% diện
tích mặt sàn chéo theo mái.
– Mái ngói (đổ sàn bê tông rồi mới lợp thêm ngói) tính bằng
150% diện tích mặt sàn chéo theo mái.
– Sân thượng có dàn lam bê tông, sắt trang trí (dàn phẹc-
pelgolas) tính bằng 75% diện tích mặt bằng sàn.
– Sân thượng có mái che tính 75% diện tích mặt bằng sàn.
– Sân thượng, ban công không có mái che tính 50% diện tích mặt
bằng sàn.
– Lô gia tính 100% diện tích.
Diện tích sàn xây dựng
là tổng diện tích sàn xây dựng (kể cả ban công) của tất cả các tầng. Diện tích
sàn xây dựng thường được dùng để xác định giá xây dựng (dự toán xây dựng) của
công trình.
Cách tính diện tích sàn xây dựng:
Diện tích sàn xây dựng = diện tích sàn sử dụng + diện tích
khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm)
– Diện tích sàn sử dụng: Diện tích sử dụng có mái (BTCT,
tôn, ngói đóng trần, ngói dưới là sàn BTCT trên mới lợp mái … tóm lại là cứ chỗ
nào lợp mái, bao gồm cả ô cầu thang, giếng trời …) tính 100%.
Diện tích sử dụng của mỗi căn hộ là tổng diện tích ở và diện
tích phụ sử dụng riêng biệt. Đối với nhà ở nhiều căn hộ thì diện tích sử dụng của
mỗi căn hộ là diện tích sử dụng riêng biệt của từng căn hộ cộng với phần diện
tích phụ dùng chung cho nhiều hộ phân bổ theo tỷ lệ với diện tích ở của từng
căn hộ.
Diện tích ở là tổng diện tích các phòng chính dùng để ở bao
gồm: Phòng ở (ăn, ngủ, sinh hoạt chung, phòng khách…) + Các tủ tường, tủ xây, tủ
lẩn có cửa mở về phía trong phòng ở + Diện tích phần dưới cầu thang bố trí
trong các phòng ở của căn hộ (nếu chiều cao từ mặt nền đến mặt dưới cầu thang
dưới 1,60 m thì không tính phần diện tích này).
Diện tích phụ là tổng diện tích các phòng phụ hoặc bộ phận
sau đây: Bếp (chỗ đun nấu, rửa, gia công, chuẩn bị, không kể diện tích chiếm chỗ
của ống khói, ống rác, ống cấp, thoát nước…) + hành lang, cầu thang, lối đi +
Phòng tắm rửa, giặt, xí, tiểu và lối đi bên trong các phòng đối với nhà ở thiết
kế khu vệ sinh tập trung + Kho + Một nửa diện tích lôgia + Một nửa diện tích
ban công.
*Lưu ý: Trên đây chỉ là cách tính diện tích nhà tham khảo.
Trên thực tế, cách tính diện tích nhà còn do chủ nhà và bên thi công bàn bạc và
thống nhất.
Nhà cấp 1, 2, 3, 4 khác nhau ra sao?
Theo thông tư liên bộ về phân hạng nhà ở thì có 6 loại nhà gồm:
biệt thự, nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 và nhà tạm. Mỗi loại nhà thường có đặc
điểm như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé.
PHÂN LOẠI NHÀ:
Về nguyên tắc, khi phân loại nhà để xác định giá tính thuế
là dựa vào chất lượng các bộ phận kết cấu chủ yếu và giá trị sử dụng của từng
ngôi nhà. Nhà được phân thành 6 loại: biệt thự, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV
và nhà tạm theo các tiêu chuẩn sau đây:
a) Biệt thự:
- Ngôi nhà riêng biệt, có sân vườn, hàng rào bao quanh;
- Kết cấu chịu lực khung, sàn, tường bằng bê tông cốt thép hoặc tường gạch;
- Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch;
- Mái bằng hoặc mái ngói, có hệ thống cách âm và cách nhiệt tốt;
- Vật liệu hoàn thiện (trát, lát, ốp) trong và ngoài nhà tốt;
- Tiện nghi sinh hoạt (bếp, xí, tắm, điện nước) đầy đủ tiện dùng, chất lượng tốt;
- Số tầng không hạn chế, nhưng mỗi tầng phải có ít nhất 2 phòng để ở.
b) Nhà cấp 1:
- Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 80 năm;
- Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch;
- Mái bằng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói, có hệ thống cách nhiệt tốt;
- Vật liệu hoàn thiện (trát, lát, ốp) trong và ngoài nhà tốt;
- Tiện nghi sinh hoạt (bếp, xí, tắm, điện nước) đầy đủ, tiện lợi, không hạn chế số tầng;
c) Nhà cấp 2:
- Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 70 năm;
- Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch;
- Mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái ngói bằng Fibroociment;
- Vật liệu hoàn thiện trong ngoài nhà tương đối tốt;
- Tiện nghi sinh hoạt đầy đủ. Số tầng không hạn chế.
d) Nhà cấp 3:
- Kết cấu chịu lực kết hợp giữa bê tông cốt thép và xây gạch hoặc xây gạch. Niên hạn sử dụng trên 40 năm;
- Bao che nhà và tường ngăn bằng gạch;
- Mái ngói hoặc Fibroociment;
- Vật liệu hoàn thiện bằng vật liệu phổ thông.
- Tiện nghi sinh hoạt bình thường, trang bị xí, tắm bằng vật liệu bình thường. Nhà cao tối đa là 2 tầng.
đ) Nhà cấp 4:
- Kết cấu chịu lực bằng gạch, gỗ. Niên hạn sử dụng tối đa 30 năm;
- Tường bao che và tường ngăn bằng gạch (tường 22 hoặc 11 cm);
- Mái ngói hoặc Fibroociment;
- Vật liệu hoàn thiện chất lượng thấp;
- Tiện nghi sinh hoạt thấp;
e) Nhà tạm:
- Kết cấu chịu lực bằng gỗ, tre, vầu;
- Bao quanh toocxi, tường đất;
- Lợp lá, rạ;
- Những tiện nghi, điều kiện sinh hoạt thấp;
PHÂN HẠNG NHÀ:
Do trong thực tế các nhà xây dựng thường không đồng bộ theo
những tiêu chuẩn quy định trên đây, do đó mỗi cấp nhà có thể chia ra 2 hoặc 3 hạng
dựa trên những căn cứ chủ yếu sau:
- Đạt 4 tiêu chuẩn đầu đối với biệt thự và 3 tiêu chuẩn đầu của của nhà cấp I,II,III,IV được xếp vào hạng 1.
- Nếu chỉ đạt ở mức 80 % so với hạng 1 thì xếp vào hạng 2
- Nếu chỉ đạt từ dưới 70 % so với hạng 1 thì xếp vào hạng 3
- Nhà tạm không phân hạng.
Để nắm thêm các thông tin mới nhất về nhà cấp 4, bạn cũng có
thể tải về tài liệu sau đây đây: Những tiêu chuẩn về kết cấu, chiều cao nhà cấp 4
Hướng Tây tứ trạch và Đông tứ trạch là gì?
By Kênh thông tin bất động sản nhanh nhất và chính xác nhất00:04Đông tứ trạch, phong-thuy, Tây tứ trạchNo comments
Tìm hiểu về hướng Tây tứ trạch và Đông tứ trạch trong xây dựng
nhà ở có thể giúp bạn xác định đúng phong thủy nhà mình thuận hướng nào.
Những năm gần đây, xem phong thủy được xem xét hàng đầu
trong quá trình cân nhắc xây nhà của gia chủ.
Phong thủy tốt đem lại may mắn, tài vận và xua đuổi những điềm
xấu trong gia đình. Trong phong thủy có rất nhiều khía cạnh để khai thác. Tuy
nhiên, trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về hướng tây tứ trạch và đông tứ
trạch.
I. Hướng Tây tứ trạch
1. Hướng tây tứ trạch là gì?
Trong phong thủy,Tây tứ trạch thể hiện mối liên quan giữa tuổi
của chủ nhà và hướng nhà. Nếu chúng hòa hợp, việc dựng nhà sẽ thuận lợi, gia chủ
làm ăn phát đạt, con cái đuề huề sum họp và luôn được may mắn gõ cửa.
Trái lại, nếu xảy ra hiện tượng xung khắc, gia chủ có khả
năng gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống.
2. Tây tứ trạch gồm những hướng nào?
Theo quan niệm, người mang Tây tứ mệnh khi chọn hướng nhà cửa,
phòng ốc, nơi làm việc, phải thuộc 4 hướng cùng nhóm Tây (Tây tứ trạch) sẽ gặp
thuận lợi trong cuộc sống.
Tây tứ trạch gồm 4 quái số tương ứng với cung càn, cung cần
và cung khôn. Những quái số đố đều mang những hướng tốt để bạn có thế xem xét
các hướng tây tứ trạch như:
- Quẻ Càn – Thuộc Tây bắc.
- Quẻ Khôn – Thuộc Tây nam.
- Quẻ Cấn – Thuộc Đông bắc.
- Quẻ Đoài – Thuộc Tây.
II. Hướng Đông tứ trạch
1. Hướng Đông tứ trạch là gì?
Phong thủy Bát trạch được chia thành 8 phi cung. Cũng giống
như khái niệm Tây tứ trạch, Đông tứ trạch thể hiện tính hòa hợp, xung khắc giữa
năm tuổi của chủ nhà cùng hướng nhà.
2. Đông tứ trạch gồm những hướng nào?
Người thuộc Đông tứ mệnh là ba gồm các cung Khảm, Chấn, Tốn,
Ly và tương ứng với 4 cung này hợp với kiểu Đông tứ trạch cụ thể là các hướng
Đông, Đông Nam, Bắc, Nam.
Vậy đông tứ mệnh là hướng nào? đông tứ trạch hướng nào tốt
nhất? Đông tứ trạch gồm 4 hướng ứng với mỗi quẻ là:
- Quẻ Chấn – hướng Đông.
- Quẻ Tốn – hướng Đông nam.
- Quẻ Li – hướng Nam.
III. Cách xác định tuổi hợp Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch
Mỗi năm sinh tương ứng với một mệnh trạch nhất định.Theo bát
quái, cửu cung, Tây tứ trạch ứng với số 2,6,7,8 trong đó số 5 là ấn định cho nữ
và 2 là số của nam; bên cạnh đó, đông tứ trạch lại gồm bộ 4 số: 1,3,4,9.
Để xác định mình hợp Tây tứ trạch hay Đông tứ trạch, bạn lấy
2 số cuối năm sinh dương lịch ứng với năm sinh âm lịch nếu sinh từ 1990 đến
1999 và cộng chúng lại với nhau.( Những trường hợp sinh trước 1990 và sau 1999
sẽ có cách tính khác.)
Hãy cùng đi vào một ví dụ cụ thể như sau:
- Bước 1: Bạn sinh năm 1931, muốn biết hướng cố định là đông
hay tây tứ trạch, bạn lấy 2 số cuối là 31 rồi cộng 2 số cuối này lại với nhau
(3+4=7).
- Bước 2:
+ Đối với nam: bạn lấy 10-4= 6, ra số 6 tức thuộc Tây tứ trạch.
+ Đối với nữ: bạn lấy 5+4=9, vậy bạn phù họp với Đông tứ trạch.
Nếu chủ hộ là chồng thì xem tuổi theo chồng và ngược lại, nếu
chủ hộ là vợ thì nên xem tuổi theo vợ. Trong trường hợp, 2 người cùng sở hữu
ngôi nhà thì nên lấy tuổi chồng vì tuổi hợp thường được xem theo hướng người
đàn ông.
Qua cách tính đơn giản trên, bạn hoàn toàn có thể tự mình
tính toán và cân nhắc lựa chọn hướng nhà, hướng bếp, hướng giường ngủ sao cho
đem lại vận khí tốt cho cả ngôi nhà.
IV. Cách tính hướng nhà sao cho hợp mệnh gia chủ
Để tính mệnh trạch, gia chủ cần đứng giữa cửa ra vào và dùng
la bàn nhận định đó là hướng nào. Từ đó đối chiếu vào hợp trạch gia chủ bằng
cách:
– Người thuộc mệnh Tây tứ trạch gồm 4 hướng tốt là Tây, Tây
Bắc, Tây Nam và Đông Bắc.
– Người thuộc mệnh Đông tứ trạch gồm 4 hướng tốt là Đông,
Nam, Bắc và Đông Nam.
Bởi vậy, bạn có thể cân nhắc Tây tứ trạch mua nhà hướng tây
nam, đông bắc hoặc chọn hướng đông nam cho chủ hộ thuộc Đông tứ trạch.
Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020
TUỔI TÂN SỬU SINH NĂM 1961 MỆNH GÌ?
1. Sinh năm 1961 mệnh
gì (sinh mệnh)?
Mệnh: Thổ - Bích Thượng Thổ - Đất tò vò
+ Tương sinh:Kim, Hỏa
+ Tương khắc: Thủy, Mộc
2. Sinh năm 1961 tuổi
gì?
Sinh năm 1961 là tuổi con Trâu
Năm sinh dương lịch: Từ 15/02/1961 đến 04/02/1962
Năm sinh âm lịch: Tân Sửu
- Thiên can: Tân
+ Tương hợp: Bính
+ Tương hình: Ất, Đinh
- Địa chi: Sửu
+ Tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu
+ Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
3. Sinh năm 1961 hợp
màu gì?
Màu sắc hợp:
+ Màu bản mệnh: Vàng sẫm, nâu đất thuộc hành Thổ.
+ Màu tương sinh: Màu đỏ, cam, hồng, tím thuộc hành Hỏa.
Màu kiêng kỵ
+ Màu xanh lá cây, xanh nõn chuối thuộc hành Mộc.
4. Sinh năm 1961 cung
(cung mệnh) gì?
Nam: Chấn Mộc thuộc Đông tứ mệnh
Nữ: Chấn Mộc thuộc Đông tứ mệnh
5. Sinh năm 1961 hợp
con số nào?
Nam hợp các số: 1, 3, 4
Nữ hợp các số: 1, 3, 4
Nam mạng
+ Hướng hợp: Nam (Sinh Khí) - Đông Nam (Phúc Đức) - Bắc
(Thiên Y) - Đông (Phục Vị)
+ Hướng không hợp: Tây (Tuyệt Mệnh) - Tây Bắc (Ngũ Quỷ) -
Tây Nam (Họa Hại) - Đông Bắc (Lục Sát)
Nữ mạng
+ Hướng hợp: Nam (Sinh Khí) - Đông Nam (Phúc Đức) - Bắc
(Thiên Y) - Đông (Phục Vị)
+ Hướng không hợp: Tây (Tuyệt Mệnh) - Tây Bắc (Ngũ Quỷ) -
Tây Nam (Họa Hại) - Đông Bắc (Lục Sát)
7. Sinh năm 1961 hợp
tuổi nào?
Nam mạng:
+ Trong làm ăn: Quý Mão, Ất Tỵ, Bính Ngọ
+ Lựa chọn vợ chồng: Quý Mão, Ất Tỵ, Bịnh Ngọ, Kỷ Dậu, Canh
Tý, Kỷ Hợi
+ Tuổi kỵ: Tân Sửu đồng tuổi, Đinh Mùi, Canh Tuất, Quý Sửu,
Kỷ Mùi, Mậu Tuất, Ất Mùi
Nữ mạng:
+ Trong làm ăn: Quý Mão, Ất Tỵ, Kỷ Dậu
+ Lựa chọn vợ chồng: Quý Mão, Ất Tỵ, Kỷ Dậu, Canh Tý, Kỷ Hợi
+ Tuổi kỵ: Giáp Thìn, Bính Thìn
Người trẻ có nên "liều lĩnh" đi vay mua nhà trả góp?
By Kênh thông tin bất động sản nhanh nhất và chính xác nhất22:58kien-thuc-moi-gioi, vay mua nhàNo comments
Nhà ở, căn hộ chung cư là là tài sản có giá trị lên đến hàng
tỷ đồng, vì vậy sẽ không dễ dàng để có thể sở hữu nó, nhất là với những cá nhân
có thu nhập thấp hoặc trung bình. Vì vậy hình thức mua nhà trả góp lại là
"cứu cánh" của nhiều người trong việc có một căn nhà cho riêng mình.
3 lợi ích khi mua nhà trả góp
Mua nhà trả góp là hình thức chia nhỏ khoản tiền cần thanh
toán thành những gói nhỏ, và trả dần theo từng tháng cộng thêm mức lãi suất.
Đây là cách mà một số chủ đầu tư dự án thực hiện nhằm kích cầu đồng thời tăng
khả năng sở hữu nhà của người có thu nhập chưa cao.
Vậy lợi ích khi mua
nhà trả góp là gì?
Được sở hữu ngôi nhà cho riêng mình
Sở hữu được một ngôi nhà hoặc căn hộ chung cư ngay tại thành
thị có lẽ chính là ước mơ cũng như mục tiêu phấn đấu của nhiều người, nhất là
những người trẻ hiện nay. Ngôi nhà chính là minh chứng cho phần nào đó sự trưởng
thành, ổn định và là cột mốc cho hành trình đến những mục tiêu cao hơn.
Có nhà riêng, bạn sẽ không:
- Sống trong những ngôi nhà thuê mà bạn không thật sự thích thú cũng như có thể gặp phải một môi trường sống "tồi tệ", từ đó ảnh hưởng tới cảm xúc và chất lượng của sống của bản thân.
- Mỗi tháng, bạn sẽ không phải dành ra một phần tiền để gửi cho chủ thuê để không bị "nhắc nhở nhẹ" hoặc bị "càu nhàu". Thay vào đó, số tiền này bạn sẽ dùng để trả khoản vay hàng tháng.
- Gò bó trong sinh hoạt khi phải về nhà đúng thời gian quy định hoặc không được mời "lũ bạn thân" về phòng mỗi dịp quan trọng. Khi sở hữu nhà riêng, bạn sở hữu luôn tự do.
Dù mua nhà trả góp nhưng bạn vẫn được trải nghiệm đầy đủ tiện
ích của khu vực hoặc dự án chung cư đó như: trường học, bệnh viện, phòng khám,
siêu thị,... rất tiện lợi cho cuộc sống của bạn cũng như thế hệ tương lai sau
này. Một môi trường sống chuẩn, lành mạnh không chỉ khiến bạn thoải mái, còn tạo
môi trường cho sự phát triển bền vững của con trẻ.
Giảm gánh nặng kinh tế
Thay vì phải đi thuê nhà với những khoản phí đắt đỏ như tiền
nhà, tiền điện nước, tiền phí gửi xe,... từ chủ nhà trọ. Hàng tháng, có thể bạn
sẽ phải chi ra từ 30 - 50% thu nhập cá nhân chỉ để thuê nhà. Vậy tại sao, bạn
không dùng khoản chi thay vì để trả tiền thuê nhà mà chuyển thành trả tiền mua
nhà trả góp.
Chỉ với một khoản tiền trả trước khoảng 10 - 30%, bạn có thể
dọn vào sinh sống trong ngôi nhà bạn đã chọn mua, sau đó thanh toán hàng tháng,
khoản còn lại kèm theo mức lãi suất phù hợp. Với mua trả góp mua nhà, thời gian
trả góp có thể lên tới 20 năm tùy theo chủ đầu tư dự án mà bạn định mua.
Tuy nhiên khi mua nhà trả góp, bạn cần phải xác định lại tài
chính cá nhân và lựa chọn một khoản vay phù hợp để tránh tình trạng "mất
khả năng chi trả" khi số tiền góp hàng tháng quá cao.
"Sau một thời gian thanh toán, bạn sẽ hoàn toàn sở hữu
căn nhà cho riêng mình".
Có khả năng được "ưu đãi lãi suất"
Nhằm kích cầu cũng như tạo điều kiện cho người có thu nhập
chưa cao sở hữu nhà, căn hộ chung cư, các chủ đầu tư dự án thường liên kết với
ngân hàng cho ra nhiều ưu đãi lãi suất khi mua trả góp.
Một số chương trình ưu đãi thường thấy khi mua nhà trả góp ở
các dự án như:
- Ưu đãi lãi suất năm đầu tiên, hoặc các gói vay ưu đãi,....
- Nhận được chiết khấu nếu mua trong thời gian định ra của chủ đầu tư, thường là 2 - 5%.
- Kéo dài các kỳ thanh toán nhằm giảm áp lực tài chính cho người mua nhà trả góp.
Tuy nhiên các ưu đãi lãi suất sẽ không kéo dài hết thời hạn
vay mà chỉ có hiệu lực trong từng thời điểm. Vì vậy, người mua cần phải thường
xuyên để ý đến khoản vay và lãi suất vay để tránh tình trạng "mất khả năng
chi trả".
Điều kiện và thủ tục vay mua nhà trả góp
Điều kiện mua nhà trả góp ở Việt Nam khá đơn giản, như:
- Cá nhân, hộ gia đình mang quốc tịch Việt Nam.
- Người mua có năng lực dân sự.
Người mua nhà trả góp có lịch sử tín dụng tốt, thu nhập ổn định,
đủ khả năng chi trả khoản nợ trong thời hạn thỏa thuận.
Sau khi thỏa mãn điều kiện mua nhà trả góp, người mua cần
chuẩn bị những thủ tục và những giấy tờ cơ bản sau:
Thứ nhất, hồ sơ pháp lý:
- Sổ hộ khẩu/KT3 hoặc giấy tạm trú của người vay và người bảo lãnh.
- CMND của người mua và người bảo lãnh hoặc những giấy tờ có giá trị tương đương được Nhà nước thẩm định.
- Giấy đăng ký kết hôn (nếu có).
Thứ hai, hồ sơ tài chính:
- Bảng lương, giấy xác nhận lương và sao kê từ ngân hàng.
- Hợp đồng lao động hoặc giấy phép kinh doanh.
- Các giấy tờ về bảo hiểm hoặc các hợp đồng cho thuê tài chính.
Nếu người mua là người kinh doanh thì cần hóa đơn đầu vào, đầu
ra về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong vòng 6 tháng hoặc sổ sách các
hoạt động mua bán trong vòng 1 năm.
Thứ ba, hồ sơ đảm bảo và mục đích vay vốn:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy tờ liên quan đến nhà ở.
- Giấy thỏa thuận hoặc hợp đồng mua bán nhà do 2 bên lập ra (nếu có).
Mời các bạn xem thêm:
Nếu được, bạn nên tham khảo thông tin, kinh nghiệm từ những
người đi trước, tìm hiểu kỹ các gói vay mua nhà trả góp của ngân hàng từ lãi suất
đến các ưu đãi,....Hoặc bạn có thể liên hệ với một số đơn vị môi giới uy tín để
được tư vấn tốt nhất.
Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020
Với 1,5 tỷ nên mua căn hộ chung cư hay nhà mặt đất?
By Kênh thông tin bất động sản nhanh nhất và chính xác nhất23:04Chung cư, Nhà mặt đất, tong-hopNo comments
Khi đứng trước quyết định bỏ một
khoản tiền lớn tiền để mua nhà ở, nhiều người thường băn khoăn giữa mua nhà mặt
đất hoặc chung cư? Tuy vấn đề này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố sở thích, điều
kiện lâu dài… của mỗi gia đình song những tư vấn dưới đây mang tính chất tham
khảo hữu ích giúp bạn có thể có một quyết định đúng đắn.
Vấn đề nên mua căn hộ chung cư
hay nhà mặt đất với số tiền từ 1 tỷ đến 2 tỷ đồng trong tay được đưa lên bình
luận trên các diễn đàn mạng và lập tức nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi
người.
Tham khảo thêm:
Trên diễn đàn nhà đất, một
nickname có tên Ngọc Nguyễn chia sẻ quan điểm cá nhân: “Theo tôi, với 1,5 tỷ đồng,
không nên mua chung cư bởi rất rất nhìu lý do: tuổi thọ chung cư chỉ khoảng 50
– 100 năm là xuống cấp, không thể sữa chữa theo ý mình được. Nếu đủ điều kiện để
mua chung cư cao cấp thì mua luôn, chứ những chung cư dạng trung bình, tập
trung thì sẽ rất bất cập. Nhiều vấn đề sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng như đi hôm về
khuya gửi xe rất bất tiện, rồi lại còn phát sinh cả đống phí như: phí vệ sinh,
phí bảo vệ…., cực chẳng đã mới phải ở chung cư. Ông bà có câu: mảnh đất cắm
dùi, an cư thì mới lập nghiệp, bạn nên cố gắng làm 1 mảnh đất cất nhà thì tốt
hơn nhiều, đảm bảo 50, 100, 200…. năm sau chắc chắn đất vẫn còn đó”.
Tuy nhiên, theo chị Thúy Kỳ (47
tuổi, có nhà chung cư ở Làng Quốc tế Thăng Long, Cầu giấy, Hà Nội): “Theo mình,
hiện nay với 1,5 tỷ đều có đủ điều kiện để mua nhà mặt đất hay căn hộ chung cư.
Nhưng xét về xu hướng và thời buổi an ninh trật tự rối loạn như hiện nay thì ở
chung cư sẽ an toàn hơn. Chắc hẳn với 1,5 tỷ bạn chỉ mua được nhà mặt đất ngoại
thành thôi nếu ở Hà Nội, vậy thì vấn đề an ninh sẽ rất bât cập, ở những nơi ngoại
thành vắng vẻ, hay gần khu công nghiệp, xí nghiệp… an ninh rất phức tạp, dễ bị
trộm cắp. Thí dụ ở bạn khu vực dân cư ít thì phải lo ngại về vấn đề này nhiều
hơn, chúng ta đâu đảm bảo được rằng khi chúng ta về quê cả tuần liền hay đi du
lịch cả nhà đâu đó vài ngay thì việc khóa cửa cũng rất dễ bị phá khóa, trộm đột
nhập. Trong khi đó ở chung cư, hệ thống an ninh rất tốt có bảo vệ, có hệ thống
camera an ninh, có ban quản lý chung cư… có thể sẽ an toàn hơn rất nhiều. Cũng
chính vì điều nay nên ngay từ đầu gia đình tôi đã chọn giải pháp mua căn hộ
chung cư”.
Chị Hạnh (Cầu giấy, Hà Nội) cũng
cùng quan điểm ưu tiên mua chung cư, chị kể: “Với số tiền 1,5 – 2 tỷ đồng, cơ hội
mua nhà mặt đường rộng tại các quận trung tâm là gần như không thể. Chồng tôi
đã tìm được căn hộ rộng tầm 25 – 30m2 ở trong ngõ nhỏ nhưng đi lại rất bất tiện,
vệ sinh, an ninh không đảm bảo, việc làm sổ đỏ cho căn hộ chưa chắc đã dễ dàng.
Đặc biệt những khu nhà cửa san sát trong ngõ gần như không có ánh sáng tự
nhiên, thiếu không gian sinh hoạt. Trong khi đó, ở chung cư, với số tiền dưới 2
tỷ đồng, tôi có thể lựa chọn được căn hộ ở những dự án nằm ngay trên mặt phố,
đi lại rất thuận tiện, dịch vụ đầy đủ, sổ đỏ được trao tay khi thanh toán hết số
tiền. Đặc biệt, căn hộ lúc nào cũng ngập tràn ánh sáng tự nhiên và con nhỏ có
không gian vui chơi”.
Liên quan đến vấn đề này, anh
Nguyễn Thành Trung, một chuyên gia trong ngành bất động sản cho biết: “Việc nên
mua căn hộ chung cư hay nhà mặt đất khi có 1,5 tỷ đồng trong tay, điều này phụ
thuộc rất nhiều vào yếu tố sở thích, thói quen, quan điểm và giai đoạn của mỗi
người, mỗi gia đình. Khá nhiều người trẻ thoải mái, quan điểm thích dịch vụ, tiện
nghi sẽ thường chọn chung cư. Nhiều người có tuổi, không thích chung cư (chung
đụng) và mất tiền phí dịch vụ, nên nhất quyết chọn nhà riêng. Hoặc vợ chồng trẻ,
con nhỏ có thể ở chung cư, nhưng khi con lớn sẽ thấy chật chội lại cần nhà
riêng. Đặc biệt hơn nữa, một số người ở nhà riêng thấy quá rộng (gia đình ít
người) và buồn chán đôi khi lại thích về chung cư để sinh hoạt cộng đồng. Chính
vì thế vấn đề này không phụ thuộc nhiều vào việc bạn có bao nhiêu tiền trong
tay mà quan trọng nhất vẫn theo nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của gia đình bạn”.
Trong một nhận định về thời điểm
"vàng" để mua nhà, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng:
"Người mua nhà để ở trước hết phải quan tâm đến quy hoạch, lựa chọn căn
nhà trong một vùng có môi trường sống tốt (kết nối hạ tầng tiếp cận với các dịch
vụ đô thị như trường học, bệnh viện, chợ, công viên…). Trong dự án, khách hàng
phải quan tâm đến các tiện ích của tòa nhà như: câu lạc bộ, hồ bơi, cửa hàng tiện
dụng, nhà trẻ, an ninh, chỗ đậu xe. Bạn cũng cần chú ý đến đơn vị quản lý, quan
tâm đến mảng xanh, khu vực dành cho trẻ em và người lớn tuổi".
"Ngoài ra người dân còn phải
chú trọng đến vấn đề ô nhiễm môi trường, ngập do triều cường. Cách tốt nhất để
đánh giá một ngôi nhà trong dự án nên cần có các chuyên gia tư vấn hỗ trợ (kiến
trúc sư, các đơn vị tư vấn bất động sản có uy tín)'', T.S Hiếu khuyến cáo.
Theo Kinh tế và đô thị
Hướng dẫn chọn vòng theo cung mệnh | May mắn - Tài lộc
By Kênh thông tin bất động sản nhanh nhất và chính xác nhất20:20phong-thuy, Vòng theo cung mệnhNo comments
Vòng tay phong thủy khởi nguồn từ Phật giáo, còn gọi là niệm
châu, sổ châu, tràng hạt hay Phật châu. Những người thích đeo vòng tay phong thủy
được cho là có “thiện căn”, có nhân duyên lớn với Phật từ vô thủy kiếp đến nay.
Qua bài viết trên đây, hi vọng các bạn đã có thể tự mình chọn mua một chiếc
vòng tay phong thủy bằng đá phù hợp với sở thích cá nhân, bản mệnh của mình để
mang lại ý nghĩa tốt lành và may mắn trong cuộc sống.
Mời các bạn tham khảo thêm:
Đối với người mạng Kim
Theo quan niệm phong thuỷ, người mạng Kim chính là sự tượng
trưng cho kim loại của đất trời, được sinh ra từ đất đá, vì vậy họ cực kỳ hợp với
các loại vòng tay làm từ đá quý thiên nhiên. Tính chất của bổn mạng Kim rất cứng
rắn và mạnh mẽ, đôi chút xen lẫn sự độc đoán và mang nhiều tâm trạng thế nên sự
đơn giản, màu sắc thống nhất, không trộn lẫn chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho
những người mạng Kim.
Màu tương sinh tương hợp: Vàng sậm, nâu đất, vàng đồng, ánh
kim, trắng, bạc, vàng nhạt, xanh lá cây.
Màu tương khắc: Đỏ, hồng, tím.
Đối với người mạng Mộc
Với bản chất bắt nguồn từ thực vật, thiên nhiên người mạng Mộc
rất chu đáo và tận tâm. Họ có một cuộc sống chân thành, thân thiện, không sân
si mà an nhàn hưởng hạnh phúc. Bản chất của những người mạng Mộc chính là sự nhẹ
nhàng và thuần khiết. Tuy nhiên, mạng Mộc sẽ tuyệt đối khắc với Kim vì (kim loại
chặt gỗ) thế nên hạn chế lựa chọn vòng tay cho người mạng Mộc theo tính chất của
mạng Kim và hạn chế tránh các màu như ánh kim, bạc, trắng.
Màu tương sinh tương hợp: Xanh nước biển, xanh lơ, đen, xanh
lá cây, nâu đất.
Màu tương khắc: Vàng, ánh kim, trắng, bạc.
Đối với người mạng Thủy
Những người thuộc mạng Thủy thường rất khôn khéo và biết
cách ứng xử với mọi người. Họ dĩ hòa vi quý và hiếm khi gây hiềm khích với bất
kì ai. Thế nhưng họ không biết cách nắm bắt cơ hội của mình nên đôi khi không đạt
được thành công như mong đợi. Để khắc chế những nhược điểm này thì một chiếc
vòng đá thạch anh với sắc màu phù hợp sẽ là món trang sức tuyệt vời nên có dành
cho người mạng Thủy. Vì Kim sinh Thủy cho nên những trang sức của người mạng
Kim cũng rất thích hợp cho người mạng Thủy.
Màu tương sinh tương hợp: Vàng nhạt, bạc, trắng, đen, màu ám
khói
Màu tương khắc: Nâu đất, vàng sậm
Đối với người mạng Hỏa
Trong phong thuỷ Ngũ hành, mạng Hỏa chính là bổn mạng mạnh mẽ
và sôi động nhất. Nguồn năng lượng này chính là yếu tố khiến người mạng Hỏa dễ
dàng nổi nóng, dục tốc bất đạt và có phần khó gần, khó tạo thiện cảm. Thế nhưng
nguồn năng lượng của mạng Hỏa là sự nhiệt huyết, tham vọng và làm việc đầy say
mê. Người mạng hoả hợp với vòng đá mang sắc màu của mộc như xanh lá cây, tím…
Màu tương sinh tương hợp: Nâu gỗ, xanh lá cây, đỏ, hồng và
tím
Màu tương khắc: xanh nước biển
Đối với người mạng Thổ
Đặc trưng cơ bản dễ nhận biết nhất của người mạng Thổ chính
là rất hiền lành và nhẹ nhàng. Họ không có xu hướng làm chủ, cầm quyền hay áp đặt,
mà thay vào đó người mạng Thổ thường thích ở sau lưng làm cố vấn. Người mạng Thổ
nhận được nhiều sự tin cậy của mọi người xung quanh, họ chính trực và không
thích vụ lợi cá nhân. Người mạng Thổ chính không nên dùng màu xanh lá bởi theo
quan niệm cây sống trên đất, hút năng lượng của đất để sinh sôi, sử dụng màu
xanh lá cây sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và con đường tài vận của người mạng
Thổ.
Màu tương sinh tương hợp: Tím, hồng, đỏ, nâu đất, vàng sậm
Màu tương khắc: Xanh lá cây
Một số lưu ý quan trọng về đeo vòng tay đá phong thủy:
– Lựa chọn màu sắc của đá phù hợp với mạng ngũ hành của
mình.
– Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại hạt nhựa
có màu sắc và cấu tạo giống y như đá thiên nhiên được bày bán với giá thành
siêu rẻ. Cần lựa chọn cửa hàng uy tín để tránh mua loại đá giả sẽ không mang lại
ý nghĩa may mắn cho người sử dụng.
Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020
Sinh năm 2000 mệnh gì? Tuổi canh thìn hợp tuổi nào?
By Kênh thông tin bất động sản nhanh nhất và chính xác nhất23:45phong-thuy, Sinh năm 2000No comments
1. Sinh năm 2000 mệnh gì (sinh mệnh)?
Mệnh: Kim - Bạch Lạp Kim - Vàng chân đèn
+ Tương sinh:Thủy, Thổ
+ Tương khắc: Mộc, Hỏa
2. Sinh năm 2000 tuổi gì?
Sinh năm 2000 là tuổi con Rồng
Năm sinh dương lịch: Từ 05/02/2000 đến 23/01/2001
Năm sinh âm lịch: Canh Thìn
- Thiên can: Canh
+ Tương hợp: Ất
+ Tương hình: Giáp, Bính
- Địa chi: Thìn
+ Tam hợp: Thân – Tý – Thìn
+ Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
3. Sinh năm 2000 hợp màu gì?
Màu sắc hợp:
+ Màu bản mệnh: Màu xám, trắng, ghi thuộc hành Kim.
+ Màu tương sinh: Vàng sẫm, nâu đất thuộc hành Thổ.
Màu kiêng kỵ
+ Màu đỏ, cam, hồng, tím thuộc hành Hỏa.
4. Sinh năm 2000 cung (cung mệnh) gì?
Nam: Ly Hoả thuộc Đông tứ mệnh
Nữ: Càn Kim thuộc Tây tứ mệnh
5. Sinh năm 2000 hợp con số nào?
Nam hợp các số: 3, 4, 9
Nữ hợp các số: 6, 7, 8
6. Sinh năm 2000 hợp hướng nào?
Nam mạng
+ Hướng hợp: Đông (Sinh Khí) - Bắc (Phúc Đức) - Đông Nam
(Thiên Y) - Nam (Phục Vị)
+ Hướng không hợp: Tây Bắc (Tuyệt Mệnh) - Tây (Ngũ Quỷ) -
Đông bắc (Họa Hại) - Tây Nam (Lục Sát)
Nữ mạng
+ Hướng hợp: Tây (Sinh Khí) - Tây Nam (Phúc Đức) - Đông Bắc
(Thiên Y) - Tây Bắc (Phục Vị)
+ Hướng không hợp: Nam (Tuyệt Mệnh) - Đông (Ngũ Quỷ) - Đông
Nam (Họa Hại) - Bắc (Lục Sát)
7. Sinh năm 2000 hợp tuổi nào?
Nam mạng:
+ Trong làm ăn: Canh Thìn đồng một tuổi, Bính Tuất, Kỷ Sửu
và Đinh Sửu
+ Lựa chọn vợ chồng: Canh Thìn, Bính Tuất, Kỷ Sửu, Đinh Sửu
+ Tuổi kỵ: Quý Mùi, Giáp Thân, Canh Dần, Ất Mùi, Bính Thân,
Mậu Dần và Nhâm Thân
Nữ mạng:
+ Trong làm ăn: Canh Thìn, Bính Tuất, Kỷ Sửu
+ Lựa chọn vợ chồng: Canh Thìn, Bính Tuất, Kỷ Sửu, Đinh Sửu
+ Tuổi kỵ: Quý Mùi, Giáp Thân, Canh Dần, Ất Mùi, Bính Thân,
Mậu Dần và Nhâm Thân
Có thể bạn quan tâm:
Cốp pha là gì? Công dụng, yêu cầu của cốp pha
Cốp pha là khái niệm rất phổ biến
trong thi công xây dựng, nhưng bạn có biết chính xác cốp pha là gì, nó có công
dụng và cần đạt những yêu cầu nào?
Sau đây chúng tôi sẽ trình bày những
thông tin cơ bản nhất liên quan đến cốp pha trong xây dựng.
Cốp pha là gì?
Cốp pha được bắt nguồn từ tiếng
Pháp là coffarge, hiểu theo nghĩa tiếng Việt là khuôn đúc bê tông. Tuy có nhiều
loại khác nhau, và làm từ chất liệu khác nhau, nhưng cốp pha là tên gọi chung để
chỉ thiết bị xây dựng có chức năng chế tạo nên kết cấu bê tông hay bê tông cốt
thép.
Công dụng của cốp pha
Do bê tông ban đầu có cấu tạo lỏng,
rồi mới dần đông kết và cứng lại nên cốp pha có 2 chức năng chính là làm khuôn
để chứa vữa nhằm định hình bê tông và chịu lực thay cho vữa/kết cấu bê tông khi
chúng chưa đủ khả năng chịu lực.
Do đó, kết cấu bê tông thường có
các phần sau đây:
– Hệ tấm ván khuôn: đây được coi
là thành phần giúp tạo hình bê tông và giúp chuyển bớt tải trọng sang phần còn
lại.
– Hệ chống đỡ chịu lực gồm có đà,
giáo, văng, giằng,… nằm ở dưới hoặc bên ngoài tấm ván khuôn có khả năng chịu lực
chính cho toàn bộ hệ thống.
Ngoài ra, tùy vào từng công
trình, còn có thêm các phụ kiện hay bộ phận phụ trợ nhằm dịch chuyển hay làm
sàn công tác.
Yêu cầu kỹ thuật đối với cốp pha
Bất cứ loại cốp pha nào cũng cần
đạt những yêu cầu sau đây để đảm bảo chất lượng công trình:
– Khuôn đúc phải kín để đựng vữa
bê tông tươi lỏng, tránh chảy tràn ra ngoài.
– Hình dạng, kích thước khuôn và
vị trí lắp đặt phải đúng với thiết kế để chế tạo được kết cấu bê tông có hình dạng,
kích thước như mong muốn.
– Được thiết kế sao cho giữ được
hình dạng của bê tông trong suốt quá trình ninh kết và đóng rắn, tránh tình trạng
biến dạng.
– Khả năng chịu lực tốt, kể cả
khi bê tông đã ninh kết và kết cấu bê tông đã hình thành, cho đến khi đạt yêu cầu
tháo dỡ khuôn.
– Dễ dàng tháo lắp cho phù hợp với
điều kiện tháo dỡ, di chuyển và tái sử dụng; có thể kể đến một số loại cốp pha
có trọng lượng nhẹ, khả năng tháo lắp nhanh chóng, dễ dàng như cốp pha ván ép
phủ phim, cốp pha nhựa tổng hợp.
– Cốp pha càng bền vững và được
thiết kế chuẩn hóa thì số lần tái sử dụng càng cao.
Có thể bạn quan tâm:
Hy vọng những thông tin ngắn gọn
trên đã giải đáp được thắc mắc khá phổ biến của nhiều người về cốp pha là gì,
thành phần, công dụng của cốp pha.
Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020
Có nên mua đất nằm trong diện quy hoạch hay không?
Người xưa đã có câu “an cư lạc nghiệp” do vậy việc có một chỗ
ở ổn định để phát triển sự nghiệp là rất quan trọng với mỗi người, đặc biệt là
đối với những người ngay từ đầu đã có kế hoạch mua đất để sử dụng lâu dài chứ
không phải để đầu cơ, mua đi bán lại. Việc gặp được một mảnh đất mà mình ưng ý
để mua thì việc tìm hiểu thông tin về đất cũng như mảnh đất đó có đang nằm
trong quy hoạch hay không là rất quan trọng. Nếu là đất quy hoạch thì có nên
mua đất nằm trong quy hoạch không? Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề
này, chúng tôi xin gửi đến bạn bài viết về Đất quy hoạch và có nên mua đất
trong quy hoạch như sau:
Thứ nhất đất quy hoạch là gì?
Để hiểu đất quy hoạch là gì thì đầu tiên chúng ta cần phải
hiểu như thế nào là quy hoạch sử dụng đất. Theo quy định tại khoản 2, khoản 3
Điều 3 Luật đất đai 2013 quy hoạch sử dụng đất là việc lên kế hoạch phân bổ và
xác định một vùng đất đai để sử dụng cho một mục đích nhất định chẳng hạn như để
sử dụng cho mục tiêu bảo vệ quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng
với những thay đổi tiêu cực của khí hậu, phát triển kinh tế – xã hội đồng thời
có những thay đổi, định hướng sử dụng quỹ đất phù hợp nhu cầu sử dụng đất của từng
ngành, từng lĩnh vực ở từng địa phương. Việc định hướng như vậy được áp dụng với
từng vùng kinh tế, trong một khoảng thời gian xác định, và được phân chia thành
từng kỳ quy hoạch sử dụng đất cụ thể.
Như vậy có thể hiểu ngắn gọn quy hoạch sử dụng đất là việc lập
kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương, phân theo từng mục đích sử dụng và được
chia thành từng kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Đất quy hoạch chính là
vùng đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất đó. Ví dụ một số quy hoạch đất đai phổ
biến như là quy hoạch xây dựng khu dân cư, quy hoạch đường sắt, quy hoạch làm
đường giao thông…
Việc quy hoạch này được đưa ra để hoạch định chính sách,
phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả
và đây cũng là cơ sở để Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, hay là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc đền
bù về đất, chi phí về đất cho người dân khi có quy hoạch cần thu hồi đất.
Ở mỗi địa phương đều có quy hoạch kế hoạch sử dụng đất dựa
trên quỹ đất cũng như là tình hình sử dụng đất thực tế ở địa phương, và kế hoạch
này cũng có thể thay đổi theo từng thời kỳ để đảm bảo sự phát triển phù hợp nhất.
Thứ hai làm thế nào để biết đất đang trong quy hoạch.
Việc quy hoạch đất ở mỗi địa phương là không giống nhau và
cũng có thể thay đổi qua từng khoảng thời gian, thêm nữa quy hoạch này có thể
là đã công khai hoặc chưa công khai, cho nên nếu người dân muốn tìm hiểu đất
này có đang trong quy hoạch như thế nào hay không thì có thể tìm hiểu bằng các
phương thức sau.
– Kiểm tra quy hoạch dựa
trên thông tin trên sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc sổ hồng (giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất).
Trong trường hợp đất đã có sổ thì thông thường thông tin quy
hoạch vẫn sẽ được ghi trực tiếp ở trên giấy chứng nhận quyền sử dụng. Thông tin
về việc quy hoạch sẽ nằm trong phần ghi chú, trong đó cũng chỉ rõ lô đất này
đang trong diện quy hoạch gì. Người mua đất có thể xem xét quy hoạch đó có phù
hợp với mình không để tiến hành thực hiện mua đất.
– Nhờ công ty nhà đất,
dịch vụ ở địa phương kiểm tra quy hoạch.
Do những công ty làm việc trong lĩnh vực nhà đất ở địa
phương là những người làm kinh doanh dựa trên đất đai cho nên họ cũng sẽ nắm được
vấn đề quy hoạch ở địa phương này, việc hỏi công ty kinh doanh lĩnh vực nhà đất
ở địa phương sẽ giúp nắm được thông tin quy hoạch một cách nhanh chóng, dễ dàng
hơn.
– Tìm hiểu quy hoạch đất
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương mà nắm được
thông tin về các kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất là Văn phòng đăng ký đất đai ở
địa phương (Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện). Đây là cơ quan nhà nước
quản lý đất đai ở địa phương cho nên họ là bên nắm rõ nhất việc đất đai đang nằm
trong quy hoạch như thế nào, cho nên người dân khi đến phòng Tài nguyên và Môi
trường hỏi sẽ có được thông tin chính xác cho mình.
Và để chắc chắn xác thực hơn, người mua đất có thể xin cấp
Chứng chỉ xác nhận quy hoạch của phần đất mình định mua, việc này sẽ giúp có được
thông tin đảm bảo chính xác và rõ ràng. Tuy nhiên về mặt thời gian thì có thể sẽ
lâu do thời gian để có chứng chỉ xác nhận là sẽ là từ 10-15 ngày tùy từng địa
phương.
Có nhiều cách để xác định việc đất đai có đang nằm trong quy
hoạch không, hay thuộc diện quy hoạch nào, bạn có thể lựa chọn cách thức phù hợp
và thuận tiện nhất với mình.
Có thể bạn quan tâm:
Thứ ba, có nên mua đất trong quy hoạch không?
Việc có nên mua đất trong quy hoạch không còn tùy thuộc vào
mục đích và điều kiện của mỗi người. Chẳng hạn nếu mục đích mua đất xác định là
để sinh sống ổn định lâu dài mà thấy đất này đang nằm trong quy hoạch làm đường
giao thông, hay những loại quy hoạch khác không được xây dựng nhà ở thì không
nên mua để tránh bị thu hồi trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên nếu trong trường hợp nhà đất này đang nằm trong
quy hoạch mà được bán với giá rẻ thì tùy theo điều kiện kinh tế mà có thể xem
xét mua, vì quy hoạch là thứ có thể thay đổi theo thời gian, cho nên biết đâu
quy hoạch này có thể bị thay đổi hoặc dỡ bỏ trong tương lai.
Tùy vào mục đích sử dụng mà có thể đưa ra lựa chọn cho phù hợp.
Mua đất quy hoạch có thể tồn tại nhiều rủi ro tuy nhiên trong nhiều trường hợp
nó cũng là cơ hội. Cho nên việc của người đi mua đất là phải tìm hiểu rõ ràng về
phần quy hoạch đối với đất đai, nhà cửa mà mình dự định mua để có thể có thể
phù hợp nhất với mục đích sử dụng hay khả năng tài chính của mình. Tránh việc
không tìm hiểu kỹ mà phải chịu thiệt thòi khi mua bán nhà đất và dẫn đến những
tranh chấp không đáng có.
Bên cạnh việc tìm hiểu đất có nằm trong quy hoạch hay không
thì khi mua đất, người mua cũng nên tìm hiểu một số thông tin khác về đất chẳng
hạn như chủ đất đã có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa, mục đích sử
dụng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có được xây dựng nhà cửa, công
trình hay không, nguồn gốc của đất này là như thế nào, hay đất có đang nằm
trong tranh chấp, đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án… đây đều là những
thông tin mà người mua đất nên tìm hiểu rõ ràng, do đất đai là tài sản có giá
trị lớn cho nên việc tìm hiểu trước rõ ràng khi mua bao giờ cũng sẽ giúp được
người mua đất có thể tránh được rủi ro cho mình.
Khái niệm cơ bản về biệt thự xưa và nay
By Kênh thông tin bất động sản nhanh nhất và chính xác nhất19:41Biệt thự là gì, kien-trucNo comments
Biệt thự được xem là không gian sống đẳng cấp nhất trong số
rất nhiều không gian sống khác như chung cư, nhà liền kề… Vậy khi nhắc đến biệt
thự chúng ta liên tưởng đến điều gì? Và khái niệm biệt thự hay câu hỏi biệt thự
là gì? Thế nào là biệt thự? Định nghĩa biệt thự? Là những câu hỏi dễ tưởng tượng
và nhận biết nhưng lại không dễ định nghĩa một cách sắc sảo. Hôm nay chúng
tôi xin giành thời gian để giới thiệu tới các bạn khái niệm căn bản nhất về Biệt
thự. Mời các bạn đọc và cho ý kiến.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM BIỆT THỰ
Khái niệm biệt thự được hình thành từ thời La Mã cổ đại. Đây
có thể xem là khái niệm cổ xưa nhất về biệt thự. Biệt thự thời kỳ này được xem
là một tư gia riêng biệt thường nằm trên một riệng tích đất rất rộng ở ngoại ô.
Biệt thự thường gắn với khái niệm căn nhà rộng, sang trọng có sân vườn có thể
chính là những điền trang của tầng lớp quí tộc hoặc tầng lớp cai trị thời kỳ
này.
Không gian sống biệt thự cũng cần hòa hợp với thiên nhiên
xung quanh và biệt thự thường được xây dựng tại các vị trí đất đắc địa với nhiều
lợi thế của thiên nhiên như gần khu cây xanh, hồ nước, mặt hướng về phía sông,
phía biển. Về những yêu tố này khái niệm biệt thự khá tương đồng với khái niệm
bất động sản cao cấp nói chung ngày nay. Trong khái niệm bất động sản cao cấp
cũng có đặt yếu tố vị trí lên hàng đầu khi đánh giá.
Đối tượng sở hữu biệt thự thời La Mã cổ đại thường là tầng lớp
tinh hoa của xã hội. Những người có học thức cao gắn với địa vị xã hội danh giá
như vua chúa, quan lại, lãnh chúa… Khi xã hội La Mã bị sụp đổ thì đối tượng sở
hữu biệt thự cũng đa dạng hơn, gia nhập vào đó là tầng lớp trung lưu giàu có.
Khuôn viên biệt thự thường được bao quanh bởi tường gạch, đá
hoặc hàng rào cây xanh và có lối đi riêng biệt. Thời kỳ La Mã cổ đại thì biệt
thự có thể được thiết kế bao quanh một khu vườn trồng cây, hoa và hồ nước nhỏ ở
chính giữa. Biệt thự được xây dựng chia thành nhiều khu vực, nhiều phòng với
nhiều công năng sử dụng khác nhau.
KHÁI NIỆM BIỆT THỰ NGÀY NAY
Biệt thự hiểu theo nghĩa phổ quát trong thời kỳ
hiện đại là không gian sống nhà ở được xây dựng biệt lập, có hàng
rào, hoặc tường rào có lối đi riêng. Tổng thể khuôn viên đất xây biệt
thự hài hòa với không gian xung quanh. Kiến trúc ngoại thất và nội
thất phải có tính thẩm mỹ cao, hài hòa… việc trang trí tùy theo
từng thời kỳ, trường phái và gu thẩm mỹ của mỗi gia chủ. Biệt thự
thường phải có sân vườn, khoảng xanh trong và ngoài nhà. Theo sự phát
triển của xã hội các công năng khác gắn với sự tiện nghi được bổ
sung thêm theo nhu cầu sử dụng và điều kiện sống.
Về bản chất thì khái niệm biệt thự ngày nay không khác quá
nhiều với thời kỳ ra đời khái niệm biệt thự của La Mã cổ đại. Biệt thự vẫn được
hiểu theo nghĩa phổ quát nhất là căn nhà đẹp với nhiều công năng thường thiết kế
từ một đến ba tầng được xây dựng trên một khu đất rộng có sân vườn.
Tuy không đưa ra con số cụ thể về diện tích đất hay diện
tích tích xây dựng nhưng những căn biệt thự hiện đại thường có diện tích đất tối
thiểu là 200m2 mặt tiền rộng tối thiểu 10m và mật độ xây dựng tối đa là 50% diện
tích đất. Biệt thự thời hiện đai được xem là một loại hình bất động sản cao cấp.
Nhà ở biệt thự cũng chủ yếu dành cho giới nhà giàu, có điều kiện sống cao.
Tùy theo độ rộng của khuôn viên đất biệt thự mà ngoài công
năng chính là để ở, biệt thự còn kết hợp những công năng khác với mục đích thư
giãn, giải trí như bể bơi, khu tiệc ngoài trời, vườn cây, hồ nước… Những giá trị
cộng thêm này thể hiện giá trị đẳng cấp của gia chủ và một căn biệt thự như vậy
là một tài sản lớn.
Qua nhiều thời kỳ phát triển của xã hội khái niệm biệt thự
được gia tăng thêm bởi sự xa hoa, tiện ích cộng thêm. Vẻ đẹp và giá trị của một
căn biệt thự gắn liền với giá trị kiến trúc và nội thất. Ngoài giá trị của lô đất
hình thành nên biệt thự thì giá trị của vật liệu xây dựng, giá trị của nội thất
hoàn thiện, kiến trúc của biệt thự… cũng tạo nên giá trị và đặc trưng riêng của
từng thời kỳ những căn biệt thự được hình thành.
Ngày nay biệt thự được phát triển gắn liền với các khu đô thị
mới thường được qui hoạch đồng bộ về hạ tầng và dịch vụ. Tính cộng đồng của biệt
thự cũng được chú trọng và tiêu chí sống của biệt thự cũng ngày một nâng cao.
Tiêu chí căn bản của một căn biệt thự hiện đạigồm có các tiêu chí dưới đây.
Mật độ xây dựng thấp
Mật độ cây xanh, hồ nước của toàn khu
Kiến trúc và nội thất bên ngoài và bên trong cần sang trọng,
tinh tế
Phải là không gian sống yên tĩnh, sạch sẽ
Được quản lý an ninh và an toàn cao
Đầy đủ các dịch vụ tiện ích cơ bản và cao cấp
Tham khảo thêm: Đặc điểm của các loại hình biệt thự
Trên đây là những khái niệm cơ bản nhất một không gian sống
biệt thự để các bạn tham khảo. Chúng tôi nghiên cứu và viết thêm các bài viết
chuyên sâu về từng khái niệm biệt thự cụ thể để các bạn tham khảo.
Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020
Móng bè là gì? Những đặc điểm của móng bè
Bạn đã bao giờ nghe qua khái niệm móng bè chưa? Móng bè thường
được sử dụng cho các công trình xây dựng nào? Xây móng bè có tốn kém hơn các loại
móng khác không? Hãy tìm hiểu những kiến thức quan trọng nhất về móng bè nha.
Móng bè là gì?
Móng bè về cơ bản là 1 móng bằng phẳng nằm trên đất kéo dài
trên toàn bộ diện tích của tòa nhà. Qua đó hỗ trợ việc xây dựng và chuyển trọng
lượng của toàn bộ công trình xuống đất.
Một móng bè thường được sử dụng khi đất yếu. Vì nó phân phối
trọng lượng của công trình trên toàn bộ khu vực xây dựng. Chứ không phải trên
các khu nhỏ hơn như cột hay tường hoặc tại các điểm riêng lẻ như móng cọc. Như
vậy ta đã biết móng bè là gì?
Móng bè còn được sử dụng phổ biến ở những công trình xây dựng
nhà cao tầng có kết cấu chịu lực cao. Ở những công trình có nền đất yếu. Móng sẽ
là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất bởi trọng lượng của móng sẽ được phân bổ
đồng đều. Trải rộng dưới toàn bộ công trình khiến tải trọng công trình cũng được
giải đều trên nền đất, tránh được hiện tượng sụt lún. Nên hết hợp gia cố nền đất
bằng cừ tràm hay cọc tre để đảm bảo nền đất được ổn định trước.
Kết cấu của móng bè
Khái niệm ứng suất rất cơ bản đối với kỹ thuật dựng giúp
tính toán vật liệu và sức bền các thành phần trong công trình. Việc tính toán
hiệu suất móng được chia theo khu vực. Ví dụ, nếu một tòa nhà có kích thước 5 x
5 nặng 50 tấn, và được xây dựng bằng móng bè, thì độ chịu lực trên đất bằng:
Trọng lượng / diện tích = 50/25 = 2 tấn trên một mét vuông.
Vậy nếu xây dựng móng bè thì 1m2 sẽ chịu được 1 lực tương
đương bằng 2 tấn.
Nếu cùng một tòa nhà được hỗ trợ bằng 4 cột, mỗi 1 x 1m, thì
tổng diện tích móng sẽ là 4 m2. Và ứng suất trên đất sẽ là 50/16, khoảng 12,5 tấn
/ mét vuông . Vì vậy, tăng tổng diện tích của móng có thể làm giảm đáng kể sự sức
cản của đất.
Cấu tạo móng bè
Một móng bè cơ bản phải có đầy đủ các yếu tố sau đâu theo
tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng:
Lớp bê tông sàn phải dày 10cm.
Chiều cao bản móng tiêu chuẩn là: 3200mm.
Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300×700(mm).
Thép bản móng tiêu chuẩn: 2 lớp thép Φ12a200.
Thép dầm móng tiêu chuẩn: thép dọc 6Φ(20-22), thép đai
Φ8a150.
Những tiêu chuẩn khi xây dựng móng bè
Khi xây dựng bất kỳ 1 công đoạn nào trong xây dựng đều phải
tuân theo một tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Có thể các thông số sai lệch một
ít.
Bản vòm ngược: được sử dụng cho các công trình có yêu cầu về
độ chịu uốn lớn. Đối với các công trình có quy mô xây dựng bình thường, bản vòm
có thể cấu tạo bằng gạch đá xây. Bê tông với thông số e = (0.032 l + 0.03)m và
độ võng của vòm f=1/7l ~ 1/10.
Bản phẳng: thông thường chiều dày của bản được chọn e =
(1/6)l. Với khoảng cách giữa các cột l <9m và tải trọng khoảng 1.000 tấn/ cột.
Kiểu có sườn:
Chiều dày của bản được chọn e = (1/8)l ~ (1/10) với khoảng
cách giữa các cột là l >9m. Hình thức được cấu tạo theo 2 cách chủ yếu là:
Sườn nằm dưới có tiết diện hình thang và
sườn nằm trên bản.
Kiểu hộp: Móng bè kiểu
hộp có khả năng phân bố đều lên nền đất những lực tập trung tác động lên nó. Và
được sử dụng khi xây nhà 2 tầng, nhà cao tầng có kết cấu khung chịu lực nhậy
lún không đều. So các loại kiểu móng khác, móng bè kiểu hộp thường có độ cứng lớn
nhất tuy nhiên trọng lượng lại khá nhẹ. Do đó cần sử dụng rất nhiều tép và quá
trình thi công tương đối phức tạp.
Tham khảo thêm: Cách thi công móng bè
Ưu và nhược điểm của móng bè
Bất kỳ loại móng xây dựng nào như móng băng, móng cọc, móng
đơn và cả móng bè đều có ưu, nhược điểm riêng.
Ưu điểm
Nếu công trình có tầng hầm để giữ xe. Làm nhà kho hay kho
bãi thì lựa chọn móng bè là giải pháp thích hợp nhất.
Thích hợp xây dựng các công trình nhỏ như nhà cấp 4. Nhà từ
1 đến 3 tầng vì có chi phí thấp, thời gian thi công nhanh.
Hoặc kết hợp các kỹ thuật xây dựng khác để thi công những
công trình có quy mô lớn. Như nhà chung cư hay trung tâm thương mại.
Nhược điểm
Chỉ thích hợp với những khu vực có nền đất ổn định, không bị
sụt lún hay sạt lở. Vì móng bè rất dễ bị lún không đều. Lún lệnh do các lớp địa
chất bên dưới, dẫn đến tuổi thọ công trình giảm. Gây ảnh hưởng đến phương án
kinh doanh.
Những lưu ý khi thi công móng bè
Điều chỉnh độ lún cho phù hợp bởi nếu độ lún không đều sẽ
khiến cho chiều dày của móng bè thay đổi.
Các cọc có vai trò vô cùng quan trọng là truyền tải trọng xuống
nền đất dưới chân cọc. Thông qua sức kháng mũi và vào nền đất xung quanh cọc
thông qua sức kháng bên. Do đó chú ý bố trí cọc trong đài thành nhóm hoặc riêng
lẻ. Tùy theo hàng hay tùy theo yêu cầu cấu tạo của công trình nhằm giảm áp lực
lên nền ở đáy bè hay giảm nội lực trong bè một cách tốt nhất.
Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020
Phối màu sơn cho nhà cấp 4 đẹp độc đáo
By Kênh thông tin bất động sản nhanh nhất và chính xác nhất20:52Màu sơn nhà cấp 4, noi-ngoai-thatNo comments
Không phải chỉ có những ngôi biệt
thự, chung cư, nhà cao ốc… mới cần đến việc lựa chọn, phối màu sơn. Hiện nay xu
hướng xây nhà cấp 4 có kiến trúc độc đáo đang rất hót và được nhiều người lựa
chọn. Vậy nên bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn cách phối màu sơn nhà
cấp 4 đẹp độc đáo, đảm bảo ngôi nhà của bạn sẽ sở hữu chiếc áo khoác đẹp miễn
chê.
Sơn màu vàng – sơn màu trắng
Trước tiên, lựa chọn an toàn mà
chúng tôi muốn các bạn sử dụng là việc phối màu sơn nhà cấp 4 bằng hai gam chủ
đạo là vàng và trắng. Cả hai gam màu này đều rất phổ biến và thể hiện được sự
tinh tế sang trọng khi sơn lên công trình. Màu vàng tượng trưng cho sự khỏe khoắn,
sự hoàng kim, giàu sức sống và cũng là màu sơn được ưa chuộng nhiều nhất trong
số các gam màu. Bạn nên nhớ với những ngôi nhà cấp 4, thì lựa chọn khôn ngoan
là các tông màu tông lạnh và trung tính như vàng nhạt hoặ là vàng kem nhẹ
nhàng. Nhờ đó mà làm toát lên vẻ thanh lịch, trang nhã cho công trình. Khi bạn
kết hợp màu vàng chủ đạo với màu sơn trắng giúp ngôi nhà trở nên hiện đại, sang
trọng hơn.
Sơn màu xanh dương – sơn màu xám ghi, sơn màu xám trắng
Một phương án phối màu sơn nhà cấp
4 đẹp nữa mà các bạn có thể tham khảo đó là kết hợp các màu sắc này. Ý nghĩa của
màu sơn xanh dương chính là mang lại sự thanh bình và mênh mông thoáng mát. Đây
là màu sơn tượng trưng cho đất trời, màu của biển và bầu trời trong xanh. Khi bạn
kết hợp với xám ghi hoặc xám trắng sẽ làm toát lên một sức sống mãnh liệt của
ngôi nhà.
Sơn màu vàng – sơn màu nâu đất
Nếu như kết hợp của 2 gam màu này
nó sẽ mang lại nét cổ điển giản dị và mộc mạc nhưng không đánh mất sự khỏe khoắn,
tươi trẻ của ngôi nhà. Bạn nên sử dụng màu vàng để làm chủ đạo còn màu nâu đất
thì nên dùng cho mái và các đường viền. Với những ngôi nhà cấp 4 không quá rộng
thì lựa chọn 2 gam màu này không chỉ tạo cảm giác thư giãn, thoải mái mà còn
giúp không gian thoáng đãng hơn. Đây cũng chính là cách phối màu sơn nhà cấp 4
thông minh cho các khách hàng.
Những lưu ý khi phối màu sơn nhà cấp 4
Khi phối màu sơn nhà cấp 4 nên
tránh sử dụng những gam màu tối trầm hay sặc sỡ hiện nay như: đen, nâu, đỏ,
cam, hồng… Vì những ngôi nhà cấp 4 thường không phù hợp cho các gam màu nóng
như thế này. Nó sẽ khiến ngôi nhà của bạn trở nên ‘không hài hòa’ thiếu tinh tế
và không có điểm nhấn.
Bên cạnh đó bạn cần chú ý đến
phong thủy của ngôi nhà để chọn màu sơn thích hợp. Ngoài ra cũng nên lưu ý chọn lựa chủng loại
sơn tốt có khả năng chống thấm, chống bám bụi, rêu mốc… Tuy có giá thành cao
hơn một chút nhưng những sản phẩm sơn cao cấp sẽ giúp công trình của bạn bền bỉ
hơn. Ngoài ra nó cũng giúp nước sơn đẹp màu, mịn màng và lâu phai.
Tham khảo thêm: “Mách nhỏ” cách phối màu sơn nhà cấp 4 hợpphong thủy
Để phối màu sơn nhà cấp 4 đẹp,
chuẩn kỹ thuật, tất nhiên các bạn cần phải chọn đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm.
Nếu như người thi công sơn không giỏi thì nước sơn sẽ không được như bạn mong
muốn.